Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Thứ sáu , 02/09/2016, 11:06 GMT+7
     

Đề bài: Suy nghĩ về câu thơ của Tố Hữu: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?. Trên cơ sở cách hiểu câu thơ này, hãy bàn luận, đề xuất ý kiến về biểu hiện cũng như quan hệ của thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống.

1. Tìm hiểu đề

Đề bài yêu cầu trình bày cách hiếu về câu thơ cua Tố Hữu: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?. Trên cơ sở cách hiểu câu thơ này, người viết cần bàn luận, đề xuất ý kiến về biểu hiện cũng như quan hệ của thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống.

Để thực hiện yêu cầu của đề, cần sử dụng kết hợp nhiều thao tác nghị luận: thao tác giải thích để cắt nghĩa chính xác ý nghĩa của các khái niệm “thắng”, “bại”, “khôn”, “dại”; thao tác phân tích đế làm rõ mốì quan hệ cũng như những biếu hiện của thắng - bại, khôn - dại; thao tác bình luận để đánh giá chính xác ý nghĩa của vấn đề này... Bên cạnh việc nắm vững các thao tác nghị luận, vốn hiểu biết thực tế đời sống cũng rất quan trọng vì chính vốn hiểu biết này sẽ giúp người viết củng cố, tạo sự chắc chắn của lập luận và triển khai lập luận một cách sinh động, hấp dẫn.

khon va dai thang va bai

2. Dàn ý sơ lược

Mở bài:

- Giới thiệu nội dung vấn đề.

- Trích dẫn câu thơ và nêu định hướng bài viết.

Thân bài:

1. Cắt nghĩa:

- Cắt nghĩa từ ngữ trong câu thư Tố Hữu: tập trung vào các từ: “thắng”, “bại”, “khôn”, “dại”; sau đó cắt nghĩa ý nghĩa trong câu thơ.

- Khái quát chung những ý nghĩa của vấn đề được đặt ra trong hai câu thơ của Tố Hữu.

2. Lí giải:

- Mối quan hệ giữa “thắng” và “bại”, “khôn” và “dại” trong cuộc sống.

- Con đường, cách thức để mỗi người có thế “thắng” sau “bại”, “khôn” sau “dại”.

3. Đánh giá:

- Ý nghĩa lời khuyên từ câu thơ Tô Hữu: một bài học kinh nghiệm rất bổ ích với những ai từng thất bại hoặc mắc sai lầm.

- Tác dụng bồi đắp nhận thức, tư tưởng và gợi mở cách đánh giá con người. 

Kết bài:

- Trình bày cảm nhận, suy nghĩ riêng của bản thân.

 

3. Dàn ý chi tiết.

Mở bài:

- Chiến thắng là mục đích hướng tới, khôn ngoan là điều cần hướng tới. Song sự thất bại, dại dột, lờ lầm cũng là một thực tế trong cuộc sống của con người.

- Theo lẽ thường, khi thất bại ta dễ bi quan, chán nản; khi sai lầm, ta dễ tự ti, thậm chí thu mình lẩn tránh.

- Lời khuyên của Tố Hữu về vấn đề này:

                              Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

                              Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Thân bài:

1. Cắt nghĩa:

- “Thắng”: vượt qua sự cản trơ hoặc vượt qua một đối thủ nào đó để khẳng định được bản lĩnh, sức mạnh và khả năng của bản thân.

- “Khôn”: sự hiểu biết, khéo léo trong hành động và ứng xử trước mọi tình thế, mọi hoàn cảnh.

- “Bại” và “dại”: ngược lại với “thắng” và “khôn”.

- “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại”:

+ Thắng và bại luôn tồn tại bên cạnh nhau như một thực tê khách quan của đời sống.

+ Chiến thắng vẫn có thể có sau nhiều lần thất bại.

+ Không có ai không từng gặp thất bại trong cuộc sống.

- “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”:

+ Không ai ngay lập tức đả trở thành người khôn ngoan. Sự khôn ngoan chỉ có được sau cả một quá trình học tập, tích luỹ, trải nghiệm.

+ Khôn và dại là những biểu hiện thường có trong cuộc đời mỗi con người.

+ Mỗi lần dại dột sè là một bài học cuộc sống. Những bài học ấy sẽ giúp ta trường thành lên (khôn lên).

- Về thực chất, hai câu thơ không hướng tới khẳng định việc chiến thắng từ chiến bại, khôn từ dại mà có ý nghĩa như một lời động viên, khích lệ con người trong cánh ngộ thất bại, lở lầm. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với thực tế, nó có ý nghĩa như một bài học về thắng và bại, khôn và dại.

2. Lí giải:

- Mối quan hệ giữa “thắng” và “bại”, “khôn” và “dại” trong cuộc sông:

+ Để chiến thắng, cần có năng lực và kinh nghiệm. Cả hai yếu tố này đều do tích luỹ mà có. Sự tích luỹ có thể từ sách vở, có thế từ cuộc sống. Như vậy, thất bại cũng chính là một thực tế để rút kinh nghiệm cho những chiến thắng về sau.

+ Để trở nên khôn ngoan, cần học hỏi: học người khác và rút kinh nghiệm từ cuộc sống của chính mình. Những lần học hỏi, rút kinh nghiệm sẽ giúp ta không mắc phải những sai lầm tương tự.

- Để “thắng” sau “bại”, để “khôn” sau “dại”:

+ Cần nghiêm túc và tỉnh táo nhìn vào thất bại, vào sự dại dột của mình để phân tích nguyên do.

+ Từ sự phân tích nguyên do, cần rút ra bài học kinh nghiệm sau thất bại, dại dột.

+ Cần tìm hiểu chiến thắng, tìm hiểu sự khôn ngoan của người khác để phân tích nguyên do của chiến thắng, tác dụng của sự khôn ngoan, lấy đó làm mục đích phấn đấu.

3. Đánh giá:

- Những câu nói tương tự hoặc gần gũi:

+ “Thất bại là mẹ thành công”. (Tục ngữ)

+ “Khôn ngoan chẳng lọ thật thà”. (Tục ngữ)

+ “Người xảo, ta thì vụng/ Ây vụng thế mà hay/ Ta vụng, người thì xảo/ Ây xảo thế mà gay”. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Từ đó có thể thấy đây là một quan điểm đúng đắn, dễ tìm được sự đồng tình của nhiều người.

- Thắng lợi luôn là điều cần thiết song không phải là chiến thắng bằng mọi giá. Sự chiến thắng phải chân chính, hợp lẽ và hợp đạo lí mới thực sự có giá trị và đem lại niềm vui chân chính. Khôn ngoan song không nên quá lọc lõi vì sự lọc lõi khiến con người trở nên lạnh lùng, vô cảm, thậm chí tàn nhẫn với những người xung quanh mình. Khôn ngoan cần đồng nghĩa với sự tỉnh táo, thận trọng để không mắc sai lầm, để luôn có những quyết định đúng đắn song cũng đồng nghĩa với việc biết mình biết người để không tán dương quá mức, cũng không định kiến nghiệt ngã, không tự kiêu cũng không mặc cảm.

- Về mặt tích cực, khôn ngoan là một trong những cơ sở cần thiết để tạo nên chiến thắng.

Kết bài:

- Trong cuộc sống, mỗi người đều có thể đạt được chiến thắng, trở nên khôn ngoan song cũng khó tránh khỏi thất bại, sai lầm, dại dột. 

- Điều cần thiết cần hướng tới: khi chiến thắng không nên kiêu căng, khi thất bại không nên nản chí vì cách ứng xử như thế có thể đưa con người từ thắng đến bại ngay sau đó, từ thất bại sẽ tiếp tục gặp phải những thất bại thảm hại hơn. cần và nên trở thành người khôn ngoan song trong cuộc sống, đôi khi hồ đồ một chút, sai lầm một chút cũng không phải là điều cần tuyệt đối tránh, vì như thế có thế sẽ tự tạo cho mình một áp lực không đáng có.