Bài 19: Sự chuyển thể của chất

Thứ sáu , 31/03/2017, 18:03 GMT+7
     

 KHOA HỌC LỚP 5 BÀI 19

GIẢI BÀI TẬP SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

 

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Liên hệ thực tế

a) Hỏi bạn: Trong đời sống, bạn đã từng nhìn thấy nước ở những thể nào?

b) Trao đối với bạn đặc điểm của nước ở những thể đó.

Gợi ý:

a) Trong đời sống, em đã nhìn thấy nước ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

b) Nước ở thể rắn có hình dạng của vật chứa nó.

Nước ở thể lỏng có hình dạng của vật chứa nó.

Nước ở thể khí bay hơi trong không khí. 

 

2. Quan sát và phân loại

a) Quan sát các hình dưới đây (SGK/3, 4)

b) Trả lời và ghi chép vào vở:

- Các vật hoặc chất trong hình 1 - 5 ở thể gì, có hình dạng như thế nào?

- Trong quả bóng bay chứa chất ở thể gì?

Gợi ý:

b) Các vật hoặc chất trong hình 1 - 5 ở các thể:

+ Hình 1: nước ở thể lỏng, có hình dạng của chiếc li, hình dạng của chiếc bình.

+ Hình 2: ống tre ở thể rắn, có hình trụ.

+ Hình 3: viên nước đá ở thể rắn, có hình dạng của vật đựng nó.

+ Hình 4: dầu ăn ở thể lỏng, có hình dạng của cái chén.

+ Hình 5: viên sỏi ở thể rắn, có hình dạng tự nhiên.

- Trong quả bóng chứa chất ở thể khí. 

 

3. Thí nghiệm và nhận xét

a) Quan sát và tiến hành thí nghiệm

- Thầy cô chuẩn bị 1 cây nến (hoặc cốc nến), lửa đế đốt nến.

- Các bạn quan sát lần thứ nhất: quan sát cây nến trước khi đốt, xác định thể của nến.

- Thầy cô đốt cây nến và để một lúc.

- Các bạn quan sát lần thứ hai: quan sát phần nến ở vị trí gần ngọn lửa khi cây nến đang cháy.

b) Nhận xét

- Phần nến ở vị trí gần ngọn lửa khi cây nến đang cháy ở thể gì?

- Điều gì đã làm nến chuyển từ thể này sang thể khác?

Gợi ý:

b) - Phần nến ở vị trí gần ngọn lửa khi cây nến đang cháy ở thể lỏng.

- Nhiệt độ nóng của ngọn lửa đã làm nến chuyển từ thể này sang thể khác. 

 

4. Đọc và viết vào vở

a) Đọc thông tin (SGK/5)

Viết vào vở ví dụ về 3 thể của chất.

Gợi ý:

b) Cồn ở thể rắn, lỏng, khí

 

B. HOẠT ĐỘNG THựC HÀNH

1. Xếp theo thể của vật hoặc chất

Xếp các ô chữ dưới đây vào 3 cột ở bảng sau cho phù hợp (SGK/6)

Gợi ý:

  Thể rắn (1)

 Thể lỏng (2)

 Thể khí (3)

 Hạt cát

 Hạt gạo

 Muối

 Xăng

 Nước cam

 Sữa tươi

 Hơi nước

 Khí ô-xi

 Khí các-bô-níc


2. Đố em

a) Khi làm đá từ nước trong tủ lạnh, nước đã có sự chuyển thể như thế nào?

b) Sự thay đổi thể của các chất có ích lợi như thế nào với đời sông con người?

Gợi ý:

a) Khi làm đá từ nước trong tủ lạnh, nước đã chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

b) Sự thay đổi thể của các chất giúp con người dễ dàng, thuận lợi trong việc sử dụng các chất ấy. Ví dụ: khí ga ở thể khí được nén vào trong bình sẽ chuyển sang thể lỏng. Ga ở thể lỏng sẽ dễ di chuyển hơn và bình chứa sẽ chứa được nhiều hơn. 

 

C. HOẠT DỘNG ỨNG DỤNG

1. Quan sát ở gia đình và ghi lại một số vật hoặc chất được chuyển thể mà em thường thấy.

Gợi ý:

Long não đuổi côn trùng được chuyển từ thể rắn sang thể khí.

 

2. Hỏi người /hân để biết:

- Khi cho một nắm lá thơm (như hương nhu, ...) vào nồi nước đang sôi có thể thấy mùi của không khí xung quanh thay đối như thế nào? Giải thích điều này như thế nào?

- Nêu ví dụ về sự chuyển thể của các vật hoặc chất có ích lợi hoặc gây tác hại hay nguy hiểm.

Gợi ý:

Mùi của không khí xung quanh có mùi của lá thơm. Nắm lá thơm có hương thơm ở dạng thể lỏng quyện với nước sôi, chuyển sang thể khí bay vào không khí

- Nước ở sông, hồ, biển chuyển sang thể khí bay lên không khí rồi tụ lại thành mưa rơi xuống ở thể lỏng trở thành nước sạch tưới ruộng đồng.

Than ở thể rắn khi đốt sẽ cho ra khí độc, có hại cho sức khoẻ con người.

su chuyen the cua chat