Bài 24: Sử dụng năng lượng chất đốt

Thứ sáu , 31/03/2017, 18:05 GMT+7
     

 KHOA HỌC LỚP 5 BÀI 24 

GIẢI BÀI TẬP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát, liên hệ thực tế và trả lời

a) Trong mỗi hình sau có loại chất đốt nào? (SGK/33)

b) Nói với bạn tên một số chất đốt mà gia đình em sử dụng.

Gợi ý:

a) Hình 1: than tổ ong; Hình 2: xăng dầu; Hình 3: khí ga.

b) Gia đình em sử dụng than củi, tàu lá dừa khô, cành cây khô, gỗ mục và khí ga.

 

2. Quan sát, đọc thông tin và thảo luận

a) Quan sát các hình sau và nói với bạn về những điều em biết liên quan tới mỗi hình (SGK/34)

b) Đọc thông tin (SGK/34,35)

c) Thảo luận nhóm:

- Than đá được dùng để làm gì? Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu? Ngoài than đá, còn có loại than nào khác?

- Xăng, dầu được dùng đế làm gì? Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?

- Khí sinh học được tạo ra từ đâu? Sử dụng khí sinh học có lợi gì?

Gợi ý:

a) - Hình 4: Than mỏ được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần, bị nén dưới áp suâ't cao, nhiệt độ lớn trong hàng triệu năm. Than được khai thác từ các mỏ than ở gần mặt đất hoặc nằm sâu dưới đất.

- Hình 5: Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất. Trên lớp dầu mỡ thường có lớp khí gọi là khí mỏ dầu. Muốn khai thác dầu mỡ cần dựng các tháp khoan để khoan các giếng sâu tới tận nơi có chứa dầu. Dầu mỏ được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng dầu. Từ dầu mỏ có thể tách ra xăng, dầu hỏa, dầu đi-ê-gien, dầu nhờn... có thể chế ra nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại châ't dẻo, ...

- Hình 6: Khí sinh học (bi-ô-ga) được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải hữu cơ như mùn, rác, phân súc vật, ...

- Hình 7: Đun bếp bằng khí sinh học bi-ô-ga giúp tiết kiệm các nguồn chất đốt khác, cải thiện môi trường.

- Hình 8: Sử dụng máy phát điện bi-ô-ga giải quyết vấn đề năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

c) - Than đá được sử dụng làm chất đô"t ở các gia đình; làm nhiên liệu để sản xuất ra điện ở nhà máy nhiệt điện,... Than đá còn được dùng cho ngành hóa học tạo ra thuốc chữa bệnh, chất dẻo, sợi nhân tạo.

Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài than đá, còn có than củi, than bùn.

- Xăng dầu được dùng để chạy động cơ của xe cơ giới, vận hành máy móc.

Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khí sinh học được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải hữu cơ như mùn, rác, phân súc vật, ...

Sử dụng khí sinh học giúp tiết kiệm các nguồn chất đốt khác, giải quyết vấn đề năng lượng và cải thiện môi trường ở nông thôn.

 

3. Quan sát và trả lời

a) Trong mỗi trường hợp dưới đây, trường hợp nào gây lãng phí chất đốt, trường hợp nào tránh được lãng phí chất đốt? Vì sao? (SGK/35,36)

b) Thảo luận

- Vì sao phải tránh lãng phí khi sử dụng chất đốt?

- Cần làm gì để tránh lãng phí chất đốt?

Gợi ý:

a) - Những trường hợp gây lãng phí chất đôT: xe máy, ô tô bị tắc đường (xe không di chuyển nhưng động cơ vẫn hoạt động, vẫn tiêu thụ xăng dầu); đun không để ý để siêu nước sôi đến cạn (lửa cháy không, tiêu hao lãng phí than củi).

- Những trường hợp tránh được lãng phí chất đốt: đậy kín phích nước nóng (không phải đun nấu thêm); dùng bếp đun cải tiến (lửa không thoát ra ngoài lãng phí).

b) - Phải tránh lãng phí khi sử dụng chất đốt để tiết kiệm năng lượng; nếu không nguồn năng lượng chất đốt sẽ cạn kiệt.

- Để tránh lãng phí chất đốt, cần sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.

 

4. Đọc và trả lời

a) Đọc thông tin (SGK/36)

b) Thảo luận nhóm:

- Vì sao các chất đốt khi cháy có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường?

- Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đôt trong sinh hoạt?

Gợi ý:

b) - Các chất khi cháy có thế ảnh hưởng xấu tới môi trường vì tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các-bô-níc và nhiều loại khí độc và chất độc khác làm ô nhiễm không khí, có hại cho người, động vật, thực vật; làm han gỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại,...

- Để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt, cần khóa các van của bình ga sau khi sử dụng xong, không để bếp lửa tự nấu mà không trông coi, tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Trả lời câu hỏi và chia sẻ với hạn câu trả lời của em

1. Chất đốt có thể được sử dụng vào những việc nào sau đây?

A. Đun nóng.

B. Thắp sáng

C. Chạy máy.

D. Sản xuất ra điện.

E. Tất cả những việc trên.

Đáp án: E

 

2. Nêu một số mối nguy hiểm/tác hại có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt và cách phòng tránh

Gợi ý: 

 STT

 Mối nguy hiểm/tác hại khi sử dụng chất đốt 

 Cách phòng, tránh

 1 (ví dụ) 

 Khi cháy, chất đốt sinh ra khí các-bô-níc, nhiều loại khí độc và chất độc khác làm ô nhiễm không khí

 Sử dụng ống khói để dẫn các chất khí này lên cao

 2

 Để bếp cháy không trông coi khi đun nấu, cháy vật dụng.

 Trông coi cân thận

 3

 Để vật dụng bằng nhựa gần bếp lò

 Đề xa bếp lò các vật dụng bằng nhựa.

 4

 Để xăng dầu gần bếp lửa gây cháy nổ 

 Để xăng dầu xa bếp lửa

 5

 Khói nhà máy gây ô nhiễm không khí

 Làm sạch, khử độc các chất thải trong khói nhà máy.

 

 

3. Thảo luận theo tình huống

Tình huống 1: Một số bạn thảo luận về việc sử dụng tiết kiệm chất đốt.

- Bạn A: Theo mình, than đá và dầu mỏ là các nguồn năng lượng vô tận, chỉ cần mất công khai thác thôi!

- Nếu ở đó, em sẽ nói gì với bạn A?

Tình huống 2: Giả sử ở một nơi có tình trạng chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt lấy than. Theo em, người ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?

Gợi ý:

Tình huống 1:

Em sẽ nói với bạn A: Phát biểu cùa bạn là không đúng. Than đá và dầu mỏ được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người.

Tình huống 2:

Để khắc phục tình trạng chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt lấy than, người ta có thể sử dụng khí sinh học, sử dụng năng lượng mặt trời để đun nấu.

su dung nang luong chat dot