Bài 34: Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có tận cùng là chữ số 0

Thứ tư , 26/04/2017, 08:41 GMT+7
     

 TOÁN LỚP 4 BÀI 34

GIẢI BÀI TẬP TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN.

NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0

A. Hoạt động cơ bản

1. Chơi trò chơi “Tính nhanh”:

Có các thẻ, mỗi thẻ yêu cầu tính giá trị của một biểu thức (chẳng hạn 45 + 237 + 55 = ...; 85 + 36 + 15 = ...)

Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng đề tính bằng cách thuận tiện nhất.

Gợi ý:

Trò chơi:

45 + 237 + 55 = 45 + 55 + 237 = 100 + 237

                                               = 337

85 + 36 + 15 = 85 + 15 + 36 = 100 + 36

                                            = 136 

 

2. a) Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng (SGK/11)

b) So sánh giá trị của (a x b) x c và của a x (b x c).

c) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

Ta thấy giá trị của (a x b) x c và của a x (b x c) luôn...

Gợi ý:

a) 

  a

 b

 c

 (a x b) x c

 a x (b x c)

 3

 2

 4

 (3 x 2) x 4 = 6 x 4 = 24

 3 x (2 x 4) = 3 x 8 = 24

 5

 3

 2

 (5 x 3) x 2 = 15 x 2 = 30

 5 x (3 x 2) = 5 x 6 = 30

 2

 10

 3

 (2 x 10) x 3 = 20 x 3 = 60

 2 x (10 x 3) = 2 x 30 = 60

b) (a x b) x c = a x (b x c)

 

c) Giá trị của (a x b) x c và của a x (b x c) luôn bằng nhau.

 

3. Viết số vào chỗ chấm cho thích hợp:

a) (3 x 5) x 2 = 3 x (... x ...);

b) (5 x 2) x 7 = ... x (2 x 7).

Gợi ý:

Viết số vào chỗ chấm cho thích hợp:

a)  (3 x 5) x 2 = 3 x (5 x 2);

b)  (5 x 2) x 7 = 5 x (2 x 7).

 

B. Hoạt động thực hành

1. Không thực hiện phép tính, nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau:

Đáp án: a -> e; b -> g; c -> d

 

2. Tính bằng hai cách (theo mẫu):

Mẫu: 3 x 5 x 2 = ?

Cách 1: 3 x 5 x 2 = (3 x 5) x 2 = 15 x 2 = 30

Cách 2: 3 x 5 x 2 = 3 x (5 x 2) = 3 x 10 = 30

a) 4 x 5 x 3 

    2 x 5 x 4

b) 5 x 2 x 6 

    7 x 4 x 5

Gợi ý:

a) Cách 1: 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 20 x 3 = 60

Cách 2: 4 x 5 x 3 = 4 x (5 x 3) = 4 x 15 = 60 

Cách 1: 2 x 5 x 4 = (2 x 5) x 4 = 10 x 4 = 40 

Cách 2: 2 x 5 x 4 = 2 x (5 x 4) = 2 x 20 = 40

b) Cách 1: 5 x 2 x 6 = (5 x 2) x 6 = 10 x 6 = 60

Cách 2: 5 x 2 x 6 = 5 x (2 x 6) = 5 x 12 = 60

Cách 1: 7 x 4 x 5 = (7 x 4) x 5 = 28 x 5 = 140

 

Cách 2: 7 x 4 x 5 = 7 x (4 x 5) = 7 x 20 = 140

 

3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 17 x 5 x 2

    123 x 20 x 5

    50 x 2 x 41

b) 2 x 36 x 5

    50 x 71 x 2 

    5 x 7 x 4 x 2

Gợi ý:

a) 17 x 5 x 2 = 17 x (5 x 2) = 17 x 10 = 170

   123 x 20 x 5 = 123 x (20 x 5) = 123 x 100 = 12300 

   50 x 2 x 41 = 100 x 41 = 4100

b) 2 x 36 x 5 = 2 x 5 x 36 = 10 x 36 = 360

   50 x 71 x 2 = 50 x 2 x 71 = 100 x7 1 = 7100 

   5 x 7 x 4 x 2 = (5 x 2) x (7 x 4) = 10 x 28 = 280

 

4. Tính:

a) 28 x 40

    15 x 300

b) 450 x 80

    510 x 200

Gợi ý:

a) 28 x 40 = 1120

   15 x 300 = 4500

b) 450 x 80 = 36000

   510 x 200 = 102000

 

5. Giải bài toán sau bằng hai cách:

Có 8 ô tô chở hàng. Mỗi ô tô chở 4 kiện hàng. Mỗi kiện hàng chứa 25 ấm điện. Hỏi 8 ô tô đó chở bao nhiêu ấm điện?

Bài giải

 Cách 1:

Số ấm điện 4 kiện hàng chứa là:

25 x 4 = 100 (ấm điện)

Số ấm điện 8 ô tô chở là:

100 x 8 = 800 (ấm điện)

               Đáp số: 800 ấm điện.

Cách 2:

Số ấm điện mỗi ô tô chở là:

25 x 4 = 100 (ấm điện)

Số ấm điện 8 ô tô chở là:

100 x 8 = 800 (ấm điện)

 

               Đáp số: 800 ấm điện.

 

C. Hoạt động ứng dụng

Nhìn tranh, đặt bài toán, rồi giải bài toán đó. (SGK/15)

Gợi ý:

Trong thùng chứa 50 gói đường. Mỗi gói đường cân nặng 2kg. Hỏi thùng đường có bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Bài giải

Thùng đường có số đường nặng là:

2 x 50 = 100(kg)

              Đáp số: 100kg đường

toan lop 4 bai 34