Bài 5: Vượt qua tình thế hiểm nghèo, quyết tâm chống Pháp trở lại xâm lược

Thứ ba , 04/04/2017, 14:53 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 5 BÀI 5

 GIẢI BÀI TẬP VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO, QUYẾT TÂM CHỐNG PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu về tình thế hiểm nghèo sau Cách mạng tháng Tám.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại trang 47, 48 SGK.

c) Kết hợp quan sát các bức ảnh (SGK/48, 49), thảo luận và làm bài tập. Hãy lựa chọn và ghi ý đúng nhất vào vở.

Gợi ý:

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn vì:

        Chính quyền mới được thành lập, bị nhiều kẻ thù phá hoại.

        Tình trạng vỡ đê, mất mùa, nạn đói đe dọa.

  x    Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

        Thiếu trường học, bệnh viện.

 

2. Tìm hiểu biện pháp vượt qua tình thế hiểm nghèo.

a) Đọc thông tin kết hợp quan sát các bức ảnh (SGK/49, 50).

b) Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập (SGK/51).

Gợi ý:

b) PHIẾU HỌC TẬP

Hoàn thành bảng sau về những biện pháp mà Chính phủ và nhân dân ta đã thực hiện để vượt qua tình thế hiểm nghèo.

 Tình thế hiểm nghèo 

 Biện pháp

 Giặc đói

 - Cả nước lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”.

 - Khẩu hiệu “không một tấc đất bỏ hoang!”, “Tấc đất, tấc vàng!” được treo khắp nơi. Dân nghèo được chia ruộng phân khởi, hăng hái tham gia sản xuất.

 Giặc dốt

 - Trường học được mở thêm.

 - Trẻ em nghèo được cắp sách tới lớp.

 - Phát động phong trào xóa nạn mù chữ.

 Giặc ngoại xâm

 - Đẩy lui quân Tưởng về nước.

 - Nhân nhượng với quân Pháp, hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

 

3. Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại trang 51 SGK.

c) Kết hợp dọc đoạn trích từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan sát các bức ảnh tư liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi (SGK/52).

- Nêu những dẫn chứng về âm mưu và hành động thể hiện quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.

- Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?

- Ngày 19-12-1946 xảy ra sự kiện gì?

Gợi ý:

c) - Thực dân Pháp âm mưu cướp nước ta một lần nữa qua những hành động: quay lại nước ta đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ; đánh chiếm Hải Phòng, chiếm dần Hà Nội; ngày 18-12-1946, chúng gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng, nếu không chúng sẽ tấn công Hà Nội.

- Đảng, Chính phủ và nhân dân đứng lên chiến đấu với kẻ thù.

- Ngày 19-12-1946 phát động toàn quốc kháng chiến.

 

4. Tìm hiểu những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

a) Đọc thông tin và quan sát bức ảnh tư liệu (SGK/53, 54).

b) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân Hà Nội và cả nước đã diễn ra như thế nào?

- Ý nghĩa của việc quân dân Hà Nội trong hai tháng giam chân dịch trong thành phố là gì?

Gợi ý:

b) - Hà Nội nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những chiến sĩ Vệ quốc quân và tự vệ của Thủ đô đã giành giật với địch từng ngôi nhà, từng góc phố. Đồng bào đã khuân bàn ghế, giường, tủ, hòm xiểng, cánh cửa, ... ra đường phố làm chướng ngại vật cản bước chân quân địch.

Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt. Nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “kháng chiến nhất định thắng lợi”.

- Quân dân Hà Nội trong hai tháng trời giam chân địch trong thành phố để bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và các cơ quan rời thành phố về căn cứ kháng chiến. 

 

B. Hoạt động thực hành

1. Tìm hiểu tấm gương Bác Hồ trong việc diệt “giặc đói” (SGK/55)

a) Tháng 9-1945, Bác Hồ gửi thư cho đồng bào cả nước.

b) Nghe bác Hoàng Văn Tỷ, người giúp việc của Bác Hồ kể chuyện.

c) Thảo luận và hoàn thành bài tập:

Tư liệu lịch sử và câu chuyện trên nói lên điều gì? Chọn các câu trả lời đúng trong những phương án dưới đây và ghi vào vở:

    Nhịn ăn cứu đói là việc quốc gia đại sự.

    Bác Hồ lịch sự trong công tác ngoại giao.

    Bác Hồ là người trung thực, lời nói đi đôi với việc làm.

Đáp án đúng:

Nhịn ăn cứu đói là việc quốc gia đại sự.

Bác Hồ là người trung thực, lời nói đi đôi với việc làm. 

 

2. Chép vào vở và lựa chọn những cụm từ thích hợp cho trước dưới đây, điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn văn (SGK/56)

(không chịu làm nô lệ, không chịu mất nước, phải nhân nhượng, thà hi sinh tất cả, càng lấn tới)

Gợi ý:

“... Chúng ta muôn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...!”

 

3. Quyết tử cho Tố quốc quyết sinh.

a) Quan sát bức ảnh, đọc trích đoạn hồi kí của Thượng tướng Vũ Lăng (SGK/56, 57).

b) Trả lời câu hỏi (vào vở).

Gợi ý:

b)

 Câu hỏi

 Trả lời

 Các tư liệu lịch sử trang 56, 57 SGK thể hiện điều gì? 

 

 

 Các tư liệu lịch sử thể hiện tinh thần yêu nước của quân dân ta.

 Chúng ta thà hi sinh của cải và tính mạng chứ nhát định không để mất nước, không chịu làm nô lệ.

 Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

 

lich su lop 5 bai 5