Bài 6: Chiến thắng Việt Bắc (1947) và Biên giới (1950)

Thứ ba , 04/04/2017, 14:54 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 5 BÀI 6

GIẢI BÀI TẬP CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC (1947) VÀ BIÊN GIỚI (1950)

A. Hoạt động cơ bản

1. Cùng chia sẻ

Các cụm từ: Việt Bắc, Biên giới, sông Lô, Đông Khê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi cho em nhớ đến những sự kiện lịch sử nào?

Gợi ý:

- Các cụm từ Việt Bắc, sông Lô -> Chiến dịch Việt Bắc (1947).

- Các cụm từ Đông Khê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp -> Chiến dịch Biên giới (1950).

 

2. Tìm hiểu nguyên nhân Pháp tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 và sự chuẩn bị của quân dân ta.

a) Đọc đoạn hội thoại trang 59 SGK.

a) Kết hợp quan sát các hình (SGK/60), thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Âm mưu của Pháp khi tân công căn cứ địa Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 là gì?

- Mô tả hai hình dưới đây và nêu cảm nghĩ của em về khí thế chuẩn bị cho chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta.

Gợi ý:

c) - Pháp tấn công căn cứ địa Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 với âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

• Hình 1: Trong không khí khẩn trương, chuẩn bị cho trận đánh lớn, nhân dân Phú Thọ không quản khó nhọc, gian khổ dầm sương dãi nắng, lội nước đê cắm chông chông quân Pháp nhảy dù.

• Hình 2: Hàng ngũ chỉnh tề, quân lệnh nghiêm minh, các chú bộ đội hăng hái, quyết tâm vào chiến dịch, tiêu diệt quân thù.

• Quân dân đoàn kết một lòng, mỗi người một nhiệm vụ tuy khác nhau nhưng chung một mục đích là đập tan âm mưu của giặc, đánh bại hoàn toàn cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc.

 

3. Tìm hiểu chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947.

a) Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình 3, 4 (SGK/60, 61, 62).

c) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Kể lại một số trận đánh trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, kết hợp chỉ trên lược đồ.

- Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục như thế nào?

Gợi ý:

c) - Tháng 10 - 1947, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn quân cùng máy bay, chia làm 3 hướng tấn công lên Việt Bắc: đường không, đường bộ và đường thủy. Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.

Trên đường bộ, quân ta chặn đánh địch và giành thắng lợi ở đèo Bông Lau.

Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị phục kích và bị đốt cháy trên dòng sông Lô.

- Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp đã bị quân dân ta đánh bại hoàn toàn.

 

4. Đánh giá ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc.

a) Đọc những nhận định về chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 (SGK/62).

b) Thảo luận và nêu ý kiến của em về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Gợi ý:

b) - Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, với đòn quyết định đè bẹp đối phương, kết thúc chiến tranh, dựng lại nền thống trị của thực dân Pháp đã hoàn toàn phá sản. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải châp nhận đánh lâu dài với ta.

- Đây là chiến thắng lớn của quân ta, đánh dấu thất bại chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp. Từ đây, Bộ chỉ huy quân Pháp buộc phải sắp xếp lại lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài và tốn kém...

 

5. Tìm hiểu bối cảnh chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại kết hợp quan sát Lược dồ chiên dịch Biên giới thu - đông năm 1950 (SGK/63, 64).

b) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

Gợi ý:

b) Quân ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 nhằm củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

 

6. Tìm hiểu về chiến thắng Biên giới thu - dông năm 1950

a) Đọc thông tin trang 64, 65 SGK và thay phiên nhau trình bày trên lược đồ về một trận đánh trong chiến dịch Biên giới.

b) Kết hợp quan sát hình 6 và 7 (SG.K/64, 65), thực hiện các yêu cầu sau:

- Mô tả hình ảnh Bác Hồ. Nêu suy nghĩ của em về sự kiện Bác Hồ trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới.

- Theo em, hành động của anh La Văn cầu thế hiện điều gì?

- Em đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha ông đã chiến đấu quên mình đế’ bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc?

c) Kết hợp quan sát các hình 8, 9, 10 (SGK/66), tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi.

Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

Gợi ý:

a) Bộ chỉ huy quân Pháp quyết định rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời, chúng đưa lực lượng lên chiếm lại Đông Khê. Lúc đó, quân đội ta đã bố trí các thế trận chờ sẵn. Sau nhiều ngày đêm giao tranh ác liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch kết thúc ngày 14-10-1950.

b) - Hình ảnh Bác Hồ uy nghi mà thật giản dị, gần gũi. Sự kiện Bác Hồ trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới nhằm kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ.

- Hành động của anh La Văn cầu thể hiện sự dũng cảm, kiêu hùng, quyết tâm tiêu diệt giặc dù phải hi sinh.

- Đế thế hiện lòng biết ơn với thế hệ cha ông, em quyết tâm học tập, rèn luyện thật tốt, thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.

c) Kết quả và ý nghĩa cua chiến dịch Biên giới thu - đồng năm 1950: Quân ta phá được âm mưu bao vây của địch. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, khai thông một dải biên giới Việt - Trung. Từ đây ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Đọc các câu sau và ghi vào vở theo trình tự thích hợp về thời gian diễn ra sự kiện.

a) Sau nhiều ngày đêm giao tranh ác liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên giới kết thúc.

b) Thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn quân cùng máy bay, chia làm 3 hướng tấn công lên Việt Bắc.

c) Quân ta nổ súng tân công cụm cứ điếm Đông Khê.

d) Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị phục kích và đốt cháy trên dòng sông Lô, một gọng kìm của quân địch bị bẻ gãy.

Đáp án: Thứ tự về thời gian diễn ra sự kiện: b —> d; c —> a

 

2. Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập.

a) Nhóm trưởng đến góc học tập lấy phiếu học tập cho cả nhóm.

b) Thảo luận và điền các thông tin đúng vào phiếu học tập (SGK/68).

Gợi ý:

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm: KHÁM PHÁ

 Chiến dịch 

 Nội dung

 Việt Bắc

 Biên giới

 Thời gian diễn ra

 Thu - đông năm 1947

 Thu - đông năm 1950

  Chủ trương của ta

 Bảo vệ cơ quan đầu não ở căn cứ địa Việt Bắc

 Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế

 Các thắng lợi tiêu biểu

 Phục kích quân nhảy dù của Pháp tại Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, thắng trận ở đèo Bông Lau. Tàu chiến và ca nô của Pháp bị đốt cháy trên sông Lô tại Đoan Hùng.

 Đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, cô lập quân Pháp ở Cao Bằng, chặn đánh địch trên đường số 4.

 Kết quả, ý nghĩa

 Quân ta thắng lớn, đánh dấu thất bại chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp

 Phá được âm mun bao vây của địch. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố’, mở rộng, khai thông một dải biên giới Việt - Trung. Ta nắm quyền chủ động trên chiến trường

 * Nêu điểm khác biệt chủ yếu nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 với chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950:

- Chiến dịch Việt Bắc bảo vệ cơ quan đầu não, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

- Chiến dịch Biên giới phá tan âm mưu bao vây của địch, củng cô và mở rộng căn cứ địa, nắm quyền chủ động trên chiến trường.

 

3. Chơi trò chơi “Tiếp sức”.

a) Tổ chức hai đội chơi, mỗi đội gồm 7 thành viên.

c) Khi giáo viên hô “Bắt đầu!”, lần lượt từng em của hai đội lên bảng đánh mũi tên nối tên một nhân vật, một địa điểm, hoặc một mốc thời gian sao cho phù hợp với một vòng tròn (SGK/69).

Gợi ý:

 

C. Hoạt động ứng dung

1. Khám phá lịch sử.

a) Hãy chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: chiến thắng Đoan Hùng trong chiến dịch Việt Bắc / chiến thắng Đông Khê trong chiến dịch Biên giới / Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới / anh hùng La Văn Cầu/...)

b) Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề mà em đã chọn (thông qua sách báo, internet, lời để của người lớn tuổi, ...) và tạo ra một sản phẩm (bài viết, tranh ảnh sưu tầm) về chủ đề đó.

Bài làm

Anh hùng La Văn cầu

La Văn cầu người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Năm 1948, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, được kết nạp Đảng Cộng sản năm 1950.

Từ năm 1948 đến năm 1952, ông tham gia 29 trận đánh, lập được nhiều chiến công, tiêu diệt nhiều giặc Pháp.

Trong trận Đông Khê (chiến dịch Biên giới), ông bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng ông nghiên răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu mở đường cho đồng đội đánh chiếm đồn địch.

Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Thi đua ái quốc.

Năm 1985, ông được phong hàm Đại tá và được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương kháng chiến hạng Nhất.

 

2. Liên hệ thực tế (dành cho các địa phương nơi diễn ra chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới).

a) Nếu có điều kiện, em hãy đi thăm một trong các di tích lịch sử về chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới.

b) Ghi chép lại những điều em thấy hay và bổ ích.

Gợi ý

Khu di tích lịch sử chiến dịch Biên giới năm 1950

Khu di tích lịch sử chiến dịch Biên giới 1950 nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng 60km.

Khu di tích gồm hai phần: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông.

Nhà tưởng niệm được thiết kế kiểu kiến trúc sàn hiện đại, trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông cao 2,8m, nặng 418kg, cột bằng bê tông cốt thép, toàn bộ bức tượng đặt trên bệ ốp gạch lát hoa. Để đến Đài Bác Hồ, phải đi qua 846 bậc đá, được chia thành 79 cung bậc, tượng trưng 79 mùa xuân của Bác. Nhừng bậc đá hôm nay chính là con đường năm xưa Bác rời Sơ chỉ huy Chiến dịch đến Sở chỉ huy tiền phương ở Nà Lạn, lên núi Báo Đông.

lich su lop 5 bai 6