Bài 9: Trịnh - Nguyễn phân tranh. Công cuộc khẩn hoang và sự phát triển của thành thị

Thứ hai , 03/04/2017, 08:55 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 9

GIẢI BÀI TẬP TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH. CÔNG CUỘC KHẨN HOANG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ

(Thế kỉ XVI - XVIII)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu về tình hình nước ta ở thế kỉ XVI.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại dưới đây (SGK/24, 25). 

c) Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy nêu dẫn chứng cho thấy nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu từ đầu thế kỉ XVI.

- Hậu quả của việc chia cắt Nam triều và Bắc triều là gì?

Gợi ý:

c)

- Vào đầu thế kỉ XVI, nhà Hậu Lê bắt đầu suy vếu. Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày dêm. Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lần nhau để tranh giành quyền lợi. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc.

- Hậu quả của việc chia cắt Nam triều và Bắc triều đố dồn lên đầu người dân cả hai miền. Đất nước bị chia cắt. Đàn ông phải ra trận chém giết lần nhau. Vợ phải xa chồng, con không thấy cha... Hơn 50 năm chia cắt, loạn lạc đã ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của đất nước.

 

2. Tìm hiểu về sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài.

a) Đọc đoạn văn sau kết hợp với quan sát lược đồ địa phận Đàng Trong, Đàng Ngoài (SGK,25, 26).

b) Hãy kể lại quá trình đất nước bị chia thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Xác định trên lược đồ ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài.

c) Thảo luận và trả lời câu hỏi: Đất nước bị chia cắt dẫn đến hậu quả gì?

Gợi ý:

b) Sau khi chiến tranh Nam - Bắc triều kết thúc, tưởng giang sơn lại được thông nhất, nào ngờ, khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay đã dần thâu tóm quyền lực. Con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam đã xây dựng lực lượng chống lại Trịnh Kiểm. Chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.

Họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần trong khoảng 50 năm nhưng bất phân thắng bại. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong. Ranh giới chia cắt là sông Gianh.

 

3. Khám phá quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong 

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại sau đây (SGK/27).

c) Xác định các địa danh thuộc vùng khai khấn đất hoang trong thời chúa Nguyễn trên lược đồ.

d) Thảo luận và thông nhất trả lời các câu hỏi sau:

- Các chúa Nguyễn đã có chính sách gì trong quá trình khẩn hoang?

- Kết quả cúa quá trình khẩn hoang là gì?

Gợi ý:

c) Các địa danh thuộc vùng khai khẩn đất hoang trong thời chúa Nguyễn trên lược đồ: Phú Yên, Khánh Hòa, đông bằng sông Cửu Long, Hoàng Sa, Trường Sa.

d) - Những chính sách trong quá trình khẩn hoang:

Các chúa Nguyễn cho phép nông dân, quân lính đem cả gia đình vào phía nam khấn hoang lập làng, lập ấp. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số công cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang.

- Kết quả của quá trình khẩn hoang:

Nhiều làng, nhiều ấp mới của người Việt được thành lập. Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú. Bờ cõi nước ta được mở rộng, ta còn làm chủ cả một vùng biển, đảo rộng lớn.

 

4. Khám phá các thành thị ở Đàng Ngoài.

a) Cùng nhau quan sát hình 3 và đọc các ghi chép của người nước ngoài về hai thành thị ở Đàng Ngoài (SGK/29).

b) Cả nhóm thảo luận và thống nhất trả lời câu hỏi sau:

Quan sát hình 3. Một góc Thăng Long ở thế kỉ XVII, chúng ta thấy những gì trên bờ và trên mặt sông Cái (sông Hồng ngày nay)? Bức tranh cho chúng ta cảm nhận như thế nào về Thăng Long thời kì này?

Gợi ý:

b) Hình 3. Một góc Thăng Long ở thế kỉ XVII.

Trên bờ là hình ảnh những phố phường sầm uất; trên mặt sông Cái, thuyền bè đi lại tấp nập.

Bức tranh cho chúng ta biết Thăng Long thời kì này là nơi hội tụ buôn bán tấp nập, nhất là ngày phiên chợ.

 

5. Khám phá thành thị Hội An ở Đàng Trong.

a) Cùng quan sát bức tranh và đọc nhừng ghi chép dưới đây về thành thị Hội An. (SGK/30).

b) Cả nhóm thảo luận và thống nhất trả lời câu hỏi sau:

Nhìn vào bức tranh “Một góc Hội An ở thế kỉ XVII” chúng ta thấy những gì? Bức tranh cho chúng ta cảm nhận như thế nào về Hội An thời bấy giờ?

Gợi ý:

b) Nhìn vào bức tranh “Một góc Hội An ở thế kỉ XVII”, chúng ta thấy cảnh thuyền bè qua lại buôn bán tấp nập trên sông, phía xa xa là biển cả và núi non, phía bên phải là một chòi cao có người canh gác.

Bức tranh cho ta cảm nhận Hội An là một đô thị cổ, có thương cảng sầm uất, thu hút nhiều nhà buôn nước ngoài.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Kẻ bảng (theo mầu) vào vở và điền những nội dung phù hợp (SGK/31).

Gợi ý:

 Nội dung

 Phân tranh Nam triều - Bắc triều

 Phân tranh Đàng Trong - Đàng ngoài

 Thời gian

 1533 - 1592

 Hơn 200 năm

 Hậu quả

 Đất nước bị chia cắt, nội chiến kéo dài hơn 50 năm.

 Đất nước chia cắt, loạn lạc, ảnh hưởng đến sư phát triến cúa đất nước.

 

 

2. Dựa vào lược đồ Việt Nam (trang 28), em hãy mô tả hành trình của đoàn người khấn hoang.

Gợi ý:

Hành trình của đoàn người khẩn hoang:

Họ dần dần tiến vào phía nam. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa đến hết vùng Nam Trung Bộ, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.

 

3. Dựa vào hiểu biết của em, hãy ghi vào vở những đặc điểm chủ yếu của các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.

Thăng Long: ........................

- Nay ở đâu? ........................

- Hãy mô tả về Thăng Long: ........................

Phố Hiến: ........................

- Nay ở đâu? ........................

- Hãy mô tả về Phố Hiến: ........................

Hội An: ........................

- Nay ở đâu? ........................

- Hãy mô tả về Hội An: ........................

Gợi ý:

Những đặc điểm chủ yếu của các thành thị:

+ Thăng Long (Hà Nội) là di sản văn hóa thế giới mà cha ông ngàn đời xưa đã truyền lại. Di tích Thăng Long vừa có di sản trên mặt đất: nền điện Kính Thiên, Đoan Môn, Hậu Lâu, Bắc Môn,... vừa có di tích và di vật khảo cổ học.

+ Phố Hiến (Hưng Yên) nằm sát tả ngạn sông Hồng, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những phố chợ đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người nước ngoài lui tới buôn bán, làm ăn, sinh sống. Phố Hiến mang diện mạo của một đô thị kinh tế có kết cấu một cảng sông, một tập hợp chợ.

+ Hội An (Quảng Nam) là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn. Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất. Nơi đây, những ngôi nhà có kiến trúc truyền thống nằm xen kẽ giữa các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng; là nơi giao thoa văn hóa, lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của Hội An với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, tỉnh hay thành phố mà em và gia đình em đang sinh sống thuộc Đàng Trong hay Đàng Ngoài? Có phải vùng đất các chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang không? Có phải thuộc thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An không?

Gợi ý:

Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nơi em sông thuộc Đàng Trong. Đây là vùng đất các chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang. Không thuộc thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.

 

2. Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu hoặc về một bức tranh về một trong ba thành thị thời đó mà em thích nhất.

Gợi ý:

Nội dung 3/32.

 

3. Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy sưu tầm những câu chuyện, bức tranh về thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, về công cuộc khẩn hoang, về các thành thị thời đó để đóng góp vào thư viện của lớp.

Gợi ý: 

Đàng Trong là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt của chúa Nguyễn, được xác định từ phía Nam sông Gianh trở vào Nam. Chúa Nguyễn bấy giờ là Nguyễn Hoàng đã quyết tâm xây dựng một thế lực độc lập trên vùng đất hoang vu Nam Bộ. Từ khi khai phá vùng này, hàng loạt con kênh và con sông được đào vét, những vùng đất hoang vu đã trơ thành ruộng phì nhiêu. Do sự tác động từ sư du nhập của khoa học phương Tây, xuất hiện nhiều nganh nghề mới như đóng tàu, thuyền, đúc súng, khai thác mỏ. Nhiều đô thị ven biển, ven sông phát đạt, có quan hệ mậu dịch, buôn bán, trao đổi hàng hóa giừa các vùng trong nước và các nước Đông Á, Đông Nam Á. Tiêu biểu là Gia Định, đô thị và hải cảng nổi tiếng.

lich su lop 4 bai 9