Cảm nhận về tác phẩm Nghệ thuật băm thịt gà của ngô Tất Tố

Chủ nhật , 16/10/2016, 13:29 GMT+7
     

NGHỆ THUẬT BĂM THỊT GÀ

(Trích Việc lùng - NGÔ TẤT Tố)

1. Nói là "nghệ thuật băm thịt gà", nhưng thực ra là nghệ thuật làm cổ, chia cỗ nói chung. Mà nghệ thuật làm cỗ, chia cỗ ở các làng quê đói nghèo xơ xác thời ấy, cốt nhất ở việc "băm thịt gà" : Con gà là tất cả những gì đáng để mà chia, và cũng là điều duy nhất có "nghĩa lí" của việc "chia".

Có lẽ vì vậy mà khi ống kính của nhà phóng sự đã quay về sàn diễn của thằng Mới - nghệ sĩ băm thịt gà - thì, điều đầu tiên là ông phải "lia", "quét" vài đường cho người ta thấy, cái gọi là cổ, làm nên cồ của cả làng, gồm những gì và thằng Mới sẽ phải lên mâm lên bát như thế nào, có thể gặp khó khăn gì.

"Con gà cũng không nhỏ lắm, ước chừng một người ăn cố mới hết. Cỗ xôi vừa kín cái lòng mâm đồng, nó phải độ bốn đấu gạo ! Còn hai chai rượu thì đầy ăm ắp, hạng chai ba phần tư lít."

Văn phóng sự luôn cần những thông tin xác thực, xác thực cả về sự kiện và cả về tư liệu, số liệu. Cũng vì vậy nó cho phép người viết, khi cần, liệt kê ra, kể ra các số liệu ghi chép được. Thì đây, Ngô Tất Tố đã bắt đầu "kể" ra số liệu xác thực : một con gà, một cỗ xôi, hai chai rượu. Đó là tất cả kho tàng vốn liếng của một bữa tiệc "chứa làng".

"Kể lể dài dòng !", người đời vẫn thường kêu lên như thế, vì có ý sợ và có ý chê lối văn kể lể. Nó đã dài dòng thì chớ lại còn nhàm chán, vô duyên.

Nhưng cái lối "kể lể" ở đây thì khá là chính xác, gãy gọn mà nhịp nhàng, lí thú nữa.

Một câu kể vể gà, một câu kể vé xôi, một câu kể về rượu. Một mặt, tác giả dường như muốn ngầm nói với người xem rằng : Cỗ bàn chỉ bấy nhiêu, có muốn "dài dòng" cũng không có gì mà "kể lể" nữa đâu. Mặt khác, ông vẫn giữ được cho câu văn phóng sự của mình sự gãy gọn, chính xác cùng độ mềm mại cần thiết của nó.

Sự đời vẫn thế, nói phỏng chừng lắm khi còn chính xác hơn cả bắc mỏ cân hay đem thước mà cân đo. Như ở đây, nhà phóng sự của chúng ta đang đưa cặp mắt mà do (cũng như bao nhiêu người trong bữa cỗ hôm đó đang đưa mắt mà đo) : "ước chừng...", "độ...", "hạng...". Nào là gà, thì "không nhỏ lắm", "ước chừng một người ăn cố mới hết". Xôi, thì "độ bốn đấu gạo", "vừa kín cái lòng mâm đồng". Rượu, thì "hai chai" "đầy ăm ắp" (lại bổi thêm "hạng chai ba phần tư lít" !),... Viết về một việc "chia chác" vốn không mấy thi vị mà vẫn làm cho câu văn mềm mại, tự nhiên được như vậy, quả là không dễ chút nào.

Bấy nhiêu thực phẩm sẽ phải được chia thành "hăm ba cỗ”. Mà tất cả lại đã bày sàng ra trước hàng mấy chục cặp mắt giám sát chặt chẽ của những vị thực khách luôn đòi hỏi rất cao vể cái sự phải cầm cân nảy mực sao cho công bằng.

Thế là, một sự việc bình thường bỗng trở thành có tình huống. Tình huống là ở đây : một con gà thôi, chia và "lên mâm, lên bát" sao cho thành "hăm ba cỗ", không những phải đều nhau mà còn phải có thứ bậc đâu ra đó. Hoá ra, viết một thiên phóng sự hay cũng cần tạo được tình huống.

2. Bây giờ hãy xem nhà phóng sự đã tác nghiệp thế nào trong việc hướng ống kính viễn, cận hay đặc tả về phía người mõ "băm thịt gà" ?

Sẽ là thiếu sót nếu chí chăm chăm, hau háu nhìn vào con gà, mâm xôi, chai rượu. Hãy liếc mắt nhìn ngang mấy cái chồng bát đĩa, và con dao, cái thớt hành nghề : "Người nhà chỉ bưng lên thêm nhà hai thúng đĩa bát, một con dao, một cái thớt, một liễn nước mắm và hai chồng mâm.". Thật là một bộ đồ nghề vĩ đại, "hoành tráng".

Nó nhắc nhở chúng ta biết kính nể cái công việc khó khăn mà trọng đại của người "băm thịt gà" cho cả làng ăn.

"... Phải làm hai mươi ba cỗ, tám cỗ kiến tại, một cỗ chứa, một cỗ cho mày, còn mười ba cỗ làm phần." Mệnh lệnh "ông đàn anh" đã ban ra, thì cứ chiểu theo đó mà làm, không được lạm bàn ! Bởi đó không phải là câu nói hách dịch của một cá nhân mà còn là mệnh lệnh của cộng đồng thực khách. Vả, có thế mới đáng được xem là có nghề, có "nghệ thuật" !

Chợt nhớ một bài đồng dao hay hát thời thơ dại : Bài đồng dao nói về một cô bé hay cậu bé làm thịt "con chim manh manh" mà chia được những "bảy mâm" để dâng mời ông bà và những người thân. Nhưng đó là câu chuyện vui, dùng trí tưởng tượng, thậm xưng để biểu dương lòng thơm thảo của đứa trẻ. Còn đây, "băm thịt gà" lại là việc thật, không phải chuyện đùa - một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp - cái nghề làm mõ, việc chia chác cỗ phần mà không ra tấm ra miếng thì cầm bằng khai tử với làng.

Nó buộc ta hiểu thêm và luôn nhớ rằng : Phóng sự hay cũng cần tình huống, nhưng tình huống hay thì thường đưa con người vào thử thách để tạo hổi hộp, chờ đợi, tức là cũng cần kịch tính. "Băm thịt gà" cũng là một "nghệ thuật" có "kịch tính".

Cái nút của vớ diễn "băm thịt gà" đã được cụ Đầu xứ Tố công phu, điềm tĩnh, từng tí từng tí một thắt lại.

Sau một khúc dạo dài tả quang cảnh, không khí chung, nội dung sự việc thật sự bắt đầu, khi tác giả nói đến cỗ bàn, với sự xuất hiện "lù lù" mà lặng lẽ của một nhân vật chẳng ra vẻ gì sẽ là nhân vật chính : "Tiếng thét của ông già ở phản bên kia vừa dứt, thì ở dưới sân, một người vừa lù lù bưng mâm xôi gà lên thềm và đặt vào chiếc phản giữa". Sau đó, cái mâm xôi gà thì được giới thiệu trực tiếp, còn cái tên của nhân vật chính thì chí mới thập thò đằng sau vài lời thoại, một câu "ra lệnh" : "Hàng xóm đã đến đông đủ ! Thằng Mới đem làm cỗ đi !", và một lời vỡ lẽ : "'Phì ra cái người đội mâm xôi gà lúc nãy chính là mõ làng". Nhân vật chính coi như đã được giới thiệu một cách xứng đáng với địa vị, ngôi thứ của anh ta.

Cái nút đã được bày ra khi đã có đủ xôi, gà và người làm cỗ. Nó được từ từ thắt lại từ câu hỏi của thằng Mới ("Thưa các cụ làm bao nhiêu cỗ ?"), qua các lời hỏi qua đáp lại, đến câu nói mang tính mệnh lệnh của ông đàn anh sau khi đã tính đủ các "suất" ("làm hai mươi ba cỗ").

Nhân vật chính xuất hiện, vẫn chưa vào việc, chưa thấy đâu là phần chính của chuyện. Độc giả và người xem vẫn tiếp tục phải chờ đợi. Nghĩa là cái ý nghi đầy ngạc nhiên, ngờ vực của nhân vật "tôi", người trần thuật vẫn chưa chịu buông tha người đọc, người xem. Nó đã vang lên trong tâm trí họ một lần ("Một con gà và bấy nhiêu xôi mà làm đến mấy chục cỗ, thì làm ra sao ? Chắc là còn có món gì khác nữa. Tôi nghĩ như thế"), giờ thì lại vang lên lần nữa ("Ô lạ ! Con gà làm được hơn hai chục cỗ, thật là một kì công !").

Cái nút thắt chặt lại, khi người trần thuật xưng "tôi" thú thực với độc giả : "Tôi phải giả vờ đứng dậy ra sân để đến tận nơi mà coi cho rõ". Nhưng chưa hết, vẫn là thủ pháp kéo dài tâm lí chờ đợi : Còn phải chờ thằng Mới đổi thớt, mài dao, lấy và bày đủ chục đĩa, "bày la liệt trên mặt thềm".

Toàn văn thiên phóng sự dài năm trang. Quá nửa độ dài ấy dành cho việc tạo không khí và thắt nút. Hai trang còn lại dành cho mờ nút : Với đôi "bàn tay vàng" được đời sống tập tục sinh hoạt của cộng đồng làng xã đào luyện qua "ba đời" như thằng Mới - một cái sỏ gà "pha năm", một cái phao gà "pha bốn", một cái mình gà "băm được 92 miếng" - thì một con gà hoàn toàn có thể làm thành "hai mươi ba cỗ". Chuyện lạ có thật trăm phần trăm.

3. Cảnh băm thịt gà của thằng Mới được dựng chủ yếu bằng kĩ thuật cận cảnh và đặc tả. Đoạn văn gần hai trang, từ câu "Nhanh nhảu, hắn sờ ngón tay vào lưỡi con dao, xem có bén không", cho đến câu : "Té ra cái mình con gà, hắn đã băm được 92 miếng", có thể xem là những dòng tuyệt bút. Nhưng phải nói thêm rằng, nếu không có những đoạn kể tả nhẩn nha trước đó, thì người xem, người đọc có lẽ, không có nhiều nhã thú thưởng thức đoạn văn cao trào này đến thế. Thật cũng bõ công chờ đợi.

Vẫn bút pháp miêu tả tỉ mỉ, kết hợp cận cảnh với đặc tả, miêu tả với tường thuật, hội thoại với bình luận, tự sự với biểu cảm. Từng hành vi, cử chỉ, động tác của người mõ làng làm cỗ, đêu rất thuần thục. Thay thớt, bày đĩa, liếc dao, thái lòng, pha sỏ và phao câu, băm mình gà,... Thái, chặt, pha, băm đến đâu, bày biện, lên mâm lên bát đến đó. Việc nào trước, việc nào sau, lúc nào mạnh, lúc nào nhẹ, lúc nào thưa, lúc nào nhặt. Thảy đều nhịp nhàng, đẹp mắt. Thiện nghệ.

Cái khó là gà thì nhỏ, xôi thì ít, mâm bát thì nhiều, mà phải "băm" sao cho đẹp : nhanh, chuẩn, đều tay, đẹp thịt, đẹp cỗ và, phải chia sao cho công bằng. Thái lòng thì khó và giỏi ở chỗ "các thứ đều được "thái riêng", "bày riêng", tuy nó chỉ được "một dúm con con, nhưng trong mười dĩa không đĩa nào thiếu một thứ nào". Pha sỏ làm năm thì "miếng nào cũng có dính một tí mỏ". Pha phao câu làm bốn thì "miếng nào cũng có đầu bầu, đầu nhọn, chẳng khác một cái chũm cau chẻ tư".

Các "cuộc" thúi lòng, pha sỏ với phao câu đều được miêu tả theo lối chậm rãi, tỉa tót tỉ mỉ. Đến cuộc băm cái mình gà thì tiết tấu nhanh hẳn. Phải căng hết giác quan để thưởng thức cho toàn vẹn, xem cho kịp với nhịp dao thớt của thằng Mới. Mắt, tai, da thịt mình đều tập trung, chăm chú mà cảm nhận.

Sự kết hợp tạo hình, tạo nhạc với biểu cảm ; thuật, tả với bình đã góp phần nâng cái việc băm thịt thành mĩ thuật. Lời văn phóng sự giờ đây như đến lúc thoát khỏi cái tầm thường của chuyện xôi thịt thông thường, thoát khỏi cả sức níu kéo của cái sở đoản cố hữu của thể văn, thoát khỏi cả cái phần xác của chữ nghĩa - "băm" vốn gợi lên một thứ động tác nhịp điệu tuỳ tiện, loạn xạ - để có những dòng, những câu vừa bình dị, chuẩn mực vừa thật sự bay bổng thăng hoa :

"... hình như tay hắn đã có cỡ sẵn, cho nên con dao của hắn giơ lên, không nhát nào cao, không nhát nào thấp. Mười nhát như một, nó chỉ lên khỏi mặt thớt độ một gang, và cách cái ngón tay hắn độ vài ba phân. Tiếng dao công cốc đụng vào mặt thớt, nhịp nhàng như tiếng mõ của phường chèo, không lúc nào mau, cũng không có lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt băng ra. Miếng nào như miếng ấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may." Và : "Trông những miếng thịt của hắn bốc ra góc mâm mới đẹp làm sao ! Không dập, không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để trước môi mà thổi, có thể bay được mười thước".

Thực tình mà nói, đọc Nghệ thuật băm thịt gà, có những lúc, tồi không khỏi băn khoăn : cái thú vị và sức hấp dẫn kia chủ yếu thuộc về nhân vật, đối tượng được miêu tả (nghệ thuật băm thịt gà của thằng Mới) hay là thuộc về cái tài quan sát, miêu tả, tường thuật của nhà văn Ngô Tất Tố ?

Hoặc giả, nếu Nghệ thuật hăm thịt ẹờ không phải là một thiên phóng sự văn chương mà là một bài phóng sự ảnh, phóng sự điện ảnh thì tình hình sẽ như thế nào ?

Câu trả lời xin dành cho bạn đọc.

nghệ thuật băm thịt gà