Chính tả lớp 2 tuần 1

Thứ hai , 17/10/2016, 19:22 GMT+7
     

TUẦN 1: CHÍNH TẢ

BÀI 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM 

1. Điền “c” hoặc “k” vào chỗ trống.

..........im khâu

..........ậu bé

..........iên nhẫn

bà ...........ụ

1- 1. Gợi ý

Để điền "c" hay “k” vào chỗ trống cho đúng, em cần biết quy tắc sau đây:

Đi liền với “k” là những nguyên âm i, e, ê, iê.

Đi liền với “c” là nhừng nguyên âm còn lại như: o, ô, u, uô, ươ, a, ă, â... Từ quy tắc trên, em có thể chọn “c” hay “k” đế điền vào chồ trống cho thích hợp.

1- 2. Thực hành:

* Kim khâu

* Cậu bé

* Kiên nhẫn

* Bà cụ 

 

2. Viết những thứ còn thiếu trong bảng sau:

STT

Chữ cái

Tên chữ cái

STT

Chữ cái

Tên chữ cái

1

a

a

6

 

2

 

á

7

 

đê

3

 

8

 

e

4

 

9

 

ê

5

c

 

 

 

1- 1. Gợi ý:

Em đọc lại bảng chữ cái theo thứ tự “a, b, c, d... cho đến e”, gồm có 9 chữ cái.

Trong đó có hai chữ cái a - số thứ tự (1) và c - số thứ (5) đã cho. Còn lại 7 chữ cái, em cần phải điền đúng vào các ô cho đúng theo thứ tự. Để điền đúng, em cần lưu ý: Cột chữ cái ghi cách viết - âm chữ cái. Cách phát âm chữ cái có khi trùng với tên chữ cái, và cũng có khi không trùng với tên chữ cái.

Ví dụ:

* Trường hợp trùng:

- Chữ cái “a” phát âm là “a” tên chữ cái là “a”.

* Trường hợp không trùng:

- Chừ cái “c”, phát âm là “cờ”, tên chữ cái là “xê”.

1- 2. Thực hành:

STT

Chữ cái

Tên chữ cái

STT

Chữ cái

Tên chữ cái

1

a

a

6

d

2

ă

á

7

đ

đê

3

â

8

e

e

4

b

9

ê

ê

5

c

 

 

 

 

BÀI 3: CHÍNH TẢ NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?

1. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a) (lịch, nịch): quyển..., chắc...; (làng, nàng): ...tiên, ...xóm

b) (bàng, bàn): cây..., cái...; (thang, than): hòn..., cái...

1-1. Gợi ý:

Để chọn đúng các chữ trong ngoặc, điền vào các chỗ trống thích hợp, em dùng phép thế lần lượt, lấy một trong hai chữ đã cho điền vào chỗ trống, đọc lên thấy từ đó có nghĩa chỉ một sự vật (làm tên gọi sự vật) là em điền đúng.

1- 2. Thực hành:

Em có thể điền như sau:

a) quyển lịch, chắc nịch; nàng tiên, làng xóm.

b) cây bàng, cái bàn; hòn than, cái thang.

 

2. Viết các chữ cái còn thiếu trong bảng

2- 1. Em đọc lại bảng chữ cái theo thứ tự từ “g” cho đến “ơ”, gồm có 10 chữ cái. Trong đó có hai chữ cái “g” - số thứ tự (10) và “l” - số thứ tự (14) đã cho. Còn lại 8 chữ cái, em cần phải điền vào các ô cho đúng theo thứ tự. Để điền đúng, em cần lưu ý: Cột chữ cái ghi cách viết - âm chữ cái. Cách phát âm chữ cái có khi trùng có khi không với tên chữ cái.

Ví dụ:

* Trường hợp trùng:

- Chừ cái “o” phát âm là “o”, tên chữ cái là “o”

* Trường hợp không trùng:

- Chữ cái “h” phát âm là “hờ”, tên chữ cái là “hát”

1- 2. Thực hành:

STT

Chữ cái

Tên chữ cái

STT

Chữ cái

Tên chữ cái

10

g

giê

15

m

em - mờ

11

h

hát

16

n

en-nờ

12

i

i

17

o

o

13

k

ca

18

ô

ô

14

l

e-lờ

19

ơ

ơ