Ôn Tập 3 Tiếng Việt Lớp 2 Giữa Kì 2

Thứ ba , 28/03/2017, 09:09 GMT+7
     

ÔN TẬP 3 TIẾNG VIỆT LỚP 2 GIỮA KÌ 2

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Mở rộng uốn từ về muông thú.

Cách chơi:

- Một nhóm nói tên con vật.

- Nhóm thứ hai phải nêu một từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm của con vật đó.

M: Nhóm A: con mèo Nhóm B: bắt chuột Nhóm A: con chó Nhóm B: giữ nhà

Gợi ý:

- con gà -> báo thức

- con trâu -> cày bừa

- con khỉ -> leo trèo

- con ngựa -> kéo xe 

 

2. Mỗi bạn trong nhóm lần lượt kể cho nhau nghe về một con vật mà mình yêu thích theo gợi ý sau:

- Đó là con vật gì?

- Con vật đó ở đâu?

- Con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật khiến bạn thích nhất?

Gợi ý:

- Đó là con mèo.

- Con mèo được bố nuôi.

- Bộ lông mèo đen mượt, bắt chuột rất giỏi. 

 

3. Viết vào vở đoạn văn kể về con vật mà em yêu thích.

- Có thể dựa vào những điều đã kể ở hoạt động 2 để viết.

Gợi ý:

Nhà em có nuôi một con mèo cách đây sáu tháng. Chú mèo có bộ lông đen mượt, tên là Mun. Đôi mắt sáng xanh như đèn pha trong đêm tối. Dáng chú uyển chuyển với bước đi chậm rãi. Chiếc đuôi dài nhưng luôn cong lên. Chú bắt chuột rất tài tình. Chú thường dúi đầu rồi xoay tròn cả thân hình trong đống giẻ lau như làm xiếc, thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

 

5. Thay nhau đọc cả bài “Cá rô lội nước” (SGK/130) 

6. Dựa theo nội dung bài Cá rô lội nước, chọn ý trả lời đúng:

1) Cá rô có màu như thế nào?

a) Giông màu đất.

b) Giông màu bùn.

c) Giông màu nước.

2) Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu?

a) ở các sông.

b) Trong đất.

c) Trong bùn ao.

3) Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thê nào?

a) Như cóc nhảy.

b) Rào rào như đàn chim vỗ cánh.

c) Nô nức lội ngược trong mưa.

4) Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì?

a) Cá rô.

b) Lội ngược.

c) Nô nức.

5) Bộ phận in đậm trong câu Chúng khoan klioậi dớp hóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào?

a) Vì sao?

b) Như thế nào?

c) Khi nào?

Đáp án: 1. b; 2. c; 3. b; 4. a; 5. b. 

 

7. Viết vào vở hai câu sau. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?

a) Sơn ca khô cả họng vì khát.

b) Vì mưa to, nước suôi dâng ngập hai bờ.

Gợi ý:

a) Sơn ca khô cả họng vì khát.

b) Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong mỗi câu sau. (Một bạn hỏi, một bạn trả lời).

a) Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.

b) Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.

Gợi ý:

a) Vì sao bông cúc héo lả đi?

b) Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn?

 

5. Cùng nhau chơi trò chơi ô chữ.

a) Có thể điền từ nào vào các ô trống theo dòng ngang?

Dòng 1: Người cưới công chúa Mị Nương, (có 7 chữ cái)

Dòng 2: Mùa rét (lạnh), (có 4 chữ cái)

Dòng 3: Cơ quan phụ trách việc chuyển thư từ, điện báo (có 7 chữ cái)

Dòng 4: Ngày Tết của thiếu nhi có trăng đẹp. (có 8 chữ cái) Dòng 5: Nơi chứa sách báo cho mọi người đọc. (có 7 chữ cái) Dòng 6: Con vật đi lạch bạch, lạch bạch, (có 3 chữ cái)

Dòng 7: Trái nghĩa với dữ. (có 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ H) Dòng 8: Tên con sông đẹp ở thành phố Huế. (có 9 chữ cái) b) Đọc từ mới xuất hiện ồ cột dọc (in màu).

Gợi ý:

Các từ cần điền theo dòng ngang:

a) Có thể điền từ nào vào các ô trống theo dòng ngang?

 

b) Sông Tiền.