Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Thứ hai , 26/09/2016, 21:17 GMT+7
     

Đề bài: Phân tích - Bình luận văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Bài làm 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã coi nhân loại tương lai "như búp trên cành". Cái nhìn giàu chất thơ ấy, một lần nữa đã được hiện thực hoá trong văn kiện Tuyên bố thế giới vê sự sống còn, quyền được bảo vệ vù phút triển của trẻ em. Về dạng phong cách, đây là một bài văn chính luận. Ra đời ngày 30-9-1990, nó mang tính hiện đại trên nhiều mặt. Ví dụ vể kết cấu văn bản, thay thế cho ba phần truyền thống của thể loại là đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn để bằng một hệ thống những để mục theo thứ tự 1,2, 3, 4... Một số đề mục có tên gọi chung : từ dề mục 3 đến đề mục 7 là "sự thách thức", từ đề mục 8 đến 9 là "cơ hội", từ đề mục 10 trở đi là "nhiệm vụ"... về cách lập luận, bản Tuyên bố không sử dụng lí lẽ. Thay vào đó là phép so sánh và cơ sở của sự so sánh lại là các con số, những giá trị tương đương, vé ngôn từ, "Tuyên bố" là tiếng nói của nhiều nước, do không phân biệt màu da, tiếng nói, ngôn từ chủ yếu là hàm chứa khái niệm và ý tưởng, một thứ ngôn từ trung tính (ít sắc thái biểu cảm) là thích hợp không chí đối với người nói mà cả đối với người nghe.

Để phân tích văn bản, điều trước hết cần nắm lại kết cấu ba phần khái quát được trình bày theo hệ thống sau đây:

1. Quan điếm chung về đặc điểm của trẻ em, về quyền lợi của trẻ em

- Về đặc điểm của trẻ em. Điểu này được diễn đạt rất hàm súc. Nếu ba mệnh đề: "trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc" là ớ trạng thái tĩnh thì "hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng" lại ở trạng thái vận động, là biểu thị tính xu hướng, những khả năng. Nhìn nhận trẻ em như thế là nhìn nhận một sự vật trên đà phát triển, trước khi hình thành những cá tính riêng, những phẩm chất, những năng lực riêng.

- Về quyền lợi của trẻ em. Để có được một tương lai tốt nhất cho sự hình thành và phát triển, các em phải được sống trong một bầu không khí trong lành của sự "hoà hợp và tượng trợ", nghĩa là mảnh đất tốt tươi của sự vun trồng. Chỉ có trong trường hợp đó, các em mới có thể "được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới".

Vì quan điểm chung, nhận thức chung về đặc điểm và quyền lợi trẻ em không nằm trong tiêu đề (nhưng thực chất là có tiêu đề) thật là giản dị. Vì chân lí bao giờ cũng thường giản dị. Nhưng ý nghĩa của nó lại hết sức lớn lao. Không chỉ là điểm xuất phát của văn bản, nó còn là cái đích cuối cùng, bản thân nó là một cuộc đấu tranh gay gắt, lâu dài, lớn lao trên phạm vi toàn cầu không chỉ trong một, hai thế hệ.

2. Những khó khăn và thuận lợi

Từ quan điểm chung về đặc điểm của quyền lợi trẻ em như trên, văn bản đối mặt với những vấn đề thực tế trong chặng đường đầu của cuộc phấn đấu không mệt mỏi: chặng đường của nhân loại hiện nay. Đây là một chặng đường đầy "thách thức". Nguy cơ biến ước mơ tốt đẹp (phần đầu) thành ảo tưởng hiện ra rất rõ. "Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không, như vậy". Lập luận bắt đầu được mở ra bằng phép tương phản có sức thu hút người nghe ở những luận cứ chứng minh giống như một bản cáo trạng, báo động một nguy cơ. Nguyên nhân thì có đến hai nhưng hậu quả chí có một. Nguyên nhân thứ nhất thuộc về chiến tranh, nghĩa là trái với điểu kiện "hoà hợp", còn nguyên nhân thứ hai thuộc về sự dói nghco, nghĩa là không có cơ hội được "tương trợ" (ở phần dầu). Phần trình bày những nguyên nhân này, tuy về giọng điệu, về ngôn từ nói chung là trung tính, nhưng do việc sắp đặt các từ có dụng ý nên nhiều đoạn nhiều câu vẫn toát lên sắc thái căm phẫn và xót xa. Trẻ em bị săn đuổi từ nhiều phía, từ chiến tranh, bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, v.v. Trẻ em bị vứt ra ngoài lề của một xã hội không công bằng và vô cùng độc ác. Văn miêu tả ở đây thật xúc động: "Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột...". Còn nguyên nhân về nạn đói nghèo, cùng với cái nhìn khái quát là những nốt nhấn làm cho người đọc không thể dửng dưng : "Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất" phải chịu hai gánh nặng trên lưng, một là thuộc về sự đói nghèo truyền kiếp của cha ông (trong nước), còn một thuộc về "những tác động nặng nề của nợ nước ngoài". Giọng văn phóng sự này đã bóc trần sự thật đắng cay, tủi nhục của dân các nước đó nói chung, của trẻ em nói riêng đến mức không còn tướng tượng nổi.

Hậu quả của hai nguyên nhân trên là "Mỗi ngày có tới 40 000 trẻ em chết" với đủ các lí do. Đọc đến đây ta liên tưởng đến câu văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập : "Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói". Hai văn bản tuy gắn với hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng sự xót thương vẫn chỉ là một. Và vấn đề giải phóng con người đối với nhân loại luôn là vấn đề bức xúc và phải đặt ra dưới bất kì hình thức nào, vì lí do nhân đạo, nhân văn của nó.

Tuy nhiên, tình hình không chỉ một chiều, cái chiểu tối tăm của bi kịch kiếp người. Chính con người đã mở ra những "cơ hội", những tín hiệu lạc quan. Cơ hội ấy là sự thống nhất tư tưởng, nhận thức và tinh thần để có được một "Công ước về quyển trẻ em" trên toàn thế giới. Văn bản quan trọng này đối với trẻ em là kết quả của sự "liên kết" cả "phương tiện" và "kiến thức" của loài người, kết quả của "sự hợp tác và đoàn kết quốc tế". Chúng ta đã và đang đẩy lùi hai nguyên nhân dẫn đến nguy cơ : chiến tranh và chậm phát triển, về chiến tranh tức là về cỗ máy ăn thịt người lớn nhất và nhanh nhất, chúng ta đã tạo ra một bầu "không khí chính trị" cởi mở hơn, đối thoại thay cho đối đầu, ước mơ "giải trừ quân bị" vẫn đang tiếp tục được theo đuổi, v.v. Chúng ta đã tiến bộ một bước trong việc "bảo vệ môi trường", sự công bằng hơn "về xã hội và kinh tế". Chỉ có điểu sự cải thiện tình hình tuy là đáng kể, nó làm cho sự gay gắt và căng thẳng có được giảm đi, nhưng những thách thức và nguy cơ vẫn còn nguyên đó.

3. Vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại, nhiệm vụ của chúng ta còn rất nặng nề. Là một văn bản nghị luận, toàn bộ phần "Nhiệm vụ" là sự ứng chiếu, rà soát so với mục tiêu (phần 1), chúng ta đã chặn đứng được nguy cơ (phần 2) đến mức độ nào ? Sự liên kết tự nó tạo rá mối liên hộ kết dính cho cả bài văn. Chẳng hạn như vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em nêu lên trong đề mục 6 (phần 2) được xem như nhiệm vụ hàng đầu ở phần 3 (để mục 10) nói về nhiệm vụ : "Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là trách nhiệm hàng đầu, đồng thời cũng là một nhiệm vụ mà các giải pháp đã nằm trong tầm tay của chúng ta". Các trẻ em tàn tật được nêu trong đề mục 4 (phần 2), được trở lại trong để mục 11 ở phần 3 "Trẻ em bị tàn tạt và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khàn cần phải được quan tâm châm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn", về những trẻ em "bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ" ở đề mục 4, được trở lại ở đề mục 15 "Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình", v.v. Như vậy, nội dung mà phần "Nhiệm vụ" nêu ra không phải là chủ quan, duy ý chí, mà ngược lại nó rất cụ thể, thiết thực. Chương trình hành động này là hoàn toàn có cơ sở trong thực tế và có tính khả thi. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, không chỉ mang tính chất "Tuyên bố". Cuộc đấu tranh cho thế hệ tương lai của nhân loại đã khởi động, và nó chỉ mới bắt đầu. Đó là "Tuyên bố" về cuộc đấu tranh vừa trước mát và lâu dài của toàn nhân loại.

Một văn bản nghị luận chứa đựng bao nhiêu tư tưởng lớn, bao nhiêu khát vọng đẹp đẽ của con người, cả ý chí dấu tranh không mệt mỏi cho mục tiêu đã định được diễn đạt khá rành mạch, rõ ràng với một kết cấu hợp lí, phù hợp với quy luật tư duy cần được đón nhận tự giác như một mệnh lệnh từ trái tim mình. Đó là kết quả bài văn đạt tới.