Soạn bài Bạn biết những trò chơi nào?

Thứ hai , 20/03/2017, 23:28 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 3 SOẠN BÀI BẠN BIẾT NHỮNG TRÒ CHƠI NÀO?

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi (SGK/8)

a) Đây là trò chơi gì?

b) Cách chơi trò chơi đó như thế nào?

c) Tác dụng của trò chơi đó đối với sức khoẻ ra sao?

Gợi ý:

a) Đây là trò chơi đá cầu.

b) Các bạn dùng chân đá quả cầu từ bạn này qua bạn khác sao cho quả cầu không rơi xuống đất.

c) Trò chơi rèn luyện cho ta sự khéo léo, dẻo dai, tinh mắt và rất tốt cho sức khoẻ. 

 

3. Tìm hiểu tác dụng của biện pháp nhân hoá.

- Đọc những đoạn thơ sau:

a) Tôi là bèo lục bình

Bứt khỏi sình đi dạo

Dong mây trắng làm buồm

Mượn trăng non làm giáo.

(Nguyễn Ngọc Oánh)

b) Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp

Tớ lăn bằng tăm tắp.

(Trần Nguyên Đào)

- Trao đổi để trả lời câu hỏi sau:

+ Trong những câu thơ trên, cây cối và sự vật tự xưng là gì?

+ Cách tự xưng là “tôi”, “tớ” như người của những sự vật ấy có tác dụng gì?

Gợi ý:

a) + Cây bèo lục bình tự xưng là tôi.

b) Chiếc xe lu tự xưng là tớ.

+ Cách xưng hô ấy làm cho bài thơ sinh động, dí dỏm và rất gần gũi với người đọc. 

 

4. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” (SGK/10).

Từng bạn trong nhóm gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

Gợi ý:

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Viết đúng từ (SGK/12)

- Đến góc học tập, chọn phiếu bài tập A hoặc B theo hướng dẫn của thầy, cô.

- Thực hiện yêu cầu được nêu trong phiếu.

Gợi ý:

PHIẾU BÀI TẬP A

Chọn l hoặc n điền vào từng chỗ trống.

Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại.

(Theo Khái Hưng)

 

PHIẾU BÀI TẬP B

Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã đặt trên những chữ in đậm.

Chép lại các từ ngữ in đậm vào vở theo thứ tự:

Hạng A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

Nhưng phải nhìn A Cháng cày ruộng mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ đeo cung ra trận.

(Theo Ma Văn Kháng)

ban biet nhung tro choi nao