Soạn bài Bưu thiếp

Thứ sáu , 24/03/2017, 09:56 GMT+7
     

SOẠN BÀI TẬP ĐỌC BƯU THIẾP

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác những từ, ngữ sau: “bưu thiếp, cháu kính chúc, khỏe, niềm vui, Hoàng Ngân, Buôn Ma Thuột, yêu quý, trước, ngoan, Đắk Lắk”.

2. Hướng dẫn đọc

Đọc đúng, rõ ràng các dòng, câu được ghi ở hai bưu thiếp: giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. Phong bì thư: đọc đầv đủ từ tên “người gửi, địa chỉ, tên”; “người nhận, địa chỉ” rành mạch, rõ ràng. Biết ngừng nghỉ đúng chỗ: tên người, địa chỉ, lời chúc v.v...

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

- “Bưu thiếp”: tấm giấy cứng khổ nhỏ, trang trí, in hình cảnh vật, hoa văn rất đẹp, dùng để chúc mừng báo tin, thăm hỏi ngắn gọn, được gửi qua đường bưu điện.

- “Buôn Ma Thuột”: Thành phố ở Tây Nguyên, Trung tâm hành chính, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk. 

* Câu hỏi 1: Bưu thiếp đầu là của ai? Gửi để làm gì?

- Gợi ý: Em đọc kĩ phần cuối của bưu thiếp thứ nhất, suy nghĩ, em sẽ có câu trả lời chính xác. Đó chính là bưu thiếp của... gửi cho ông bà. Còn gửi làm gì, thì em đọc kĩ nội dung bưu thiếp, em sẽ hiểu được ngay. (Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp...)

* Cảu hỏi 2: Bưu thiếp thứ hai là của ai? Gửi cho ai? (Gửi để làm gì?)

- Gợi ý: Em đọc thầm nội dung bưu thiếp thứ hai chú ý các từ ngữ ở cuối câu để biết người gửi và dòng chữ thứ nhất trong nội dung bưu thiếp đế biết người nhận. (Bưu thiếp ông bà gửi cho...). Còn để làm gì thì em đọc lại toàn bộ nội dung bưu thiếp, em sẽ tìm được câu trả lời. (Ông bà báo tin đã nhận được bưu thiếp của cháu, ông bà rất vui vì thấy chữ viết của cháu đẹp hơn trước. Sau đó ông bà chúc tết cháu).

* Câu hỏi 3: Bưu thiếp dùng để làm gì?

- Gợi ý: Bưu thiếp dùng để viết thư ngắn báo tin, chúc mừng, thăm hỏi nhân dịp tết đến, xuân về hay trong dịp lễ giáng sinh hàng năm, hoặc sinh nhật v.v...

* Câu hỏi 4: Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông (hoặc bà). Nhớ ghi địa chỉ của ông, bà ngoài phong bì.

- Gợi ý: Trước khi viết bưu thiếp, em nên hiểu “chúc thọ ông bà” với “mừng sinh nhật ông bà” đều giống nhau về mặt nghĩa.

Dựa vào mẫu nội dung bưu thiếp “Chúc mừng năm mới”, còn nội dung em cần viết là “mừng sinh nhật lần thứ... của ông (bà)” nên em cần dùng từ ngữ để diễn đạt đúng nội dung.

Ví dụ:

Mĩ Tho, ngày 16 tháng 11 năm 2004

Bà nội kính yêu của cháu!

     Nhân dịp bà tròn 65 tuổi, cháu kính chúc bà mạnh khỏe sống lâu muôn tuổi.

     Cháu của ông bà  

      Trần Diệu Linh   

Ngoài phong bì, em ghi: người gửi (Họ tên, địa chỉ của em. Người nhận: Họ tên của bà, địa chỉ nơi bà đang sinh sống). 

buu thiep soan bai buu thiep