Soạn bài Cho và nhận

Thứ sáu , 10/03/2017, 14:28 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI CHO VÀ NHẬN

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Ai - ở câu chuyện nào?

Bạn thứ nhất nêu tên nhân vật, bạn thứ hai nêu tên câu chuyện có nhân vật đó rồi đổi lượt: bạn thứ hai nêu tên nhân vật, bạn thứ nhất nêu tên câu chuyện. Ai không nói tiếp được là người thua cuộc.

M: Me con bà góa - Sự tích hồ Ba Bể

Gợi ý:

Ai - ở câu chuyện nào?

Dế Mèn - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

anh y sĩ - Mẹ ốm

bà cụ ăn xin - Sự tích hồ Ba Bể

Ni-ki-ta - Ba anh em

Hồng - Thư thăm bạn 

 

3. Chọn lời giải ở cột phải phù hợp với từ ở cột trái:

Đáp án: a - 2, b - 3, c - 1, d - 5, e - 4

 

5. Trao đổi để trả lời câu hỏi:

1) Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

2) Ông lão nhận được tình thương và sự tôn trọng của cậu bé qua những hành động, lời nói nào của cậu?

(Chọn những ý đúng để trả lời:

- Cố gắng tìm quà tặng

- Tặng cụ số tiền ít ỏi của mình

- Lời xin lỗi chân thành

- Cái nắm tay rất chặt)

3) Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

a. Cậu bé đã nhận được sự thông cảm, lòng biết ơn từ ông lão ăn xin.

b. Cậu bé đã nhận được sự biết ơn, lòng kính trọng từ ông lão ăn xin.

c. Cậu bé đã nhận được sự thương xót, lòng kính trọng từ ông lão ăn xin.

Gợi ý:

1) Hình ảnh ông lão đáng thương với đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, dáng vê xấu xí, bàn tay sưng húp, giọng rên rỉ.

2) Ý thứ nhất và ý thứ tư

3) a 

 

6. Tìm hiểu về lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

1) Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.

2) Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về câu?

3) Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?

(a) - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

- Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

(b) Bằng giọng khản đặc, ông lăo cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

* Cách kể (a) là lời của ai nói với ai? Dựa vào nhừng từ ngừ và dấu hiệu nào mà em biết điều đó?

* Cách kể (b) là lời của ông lão tự nói với cậu bé hay là lời cậu bé kể lại? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

Gợi ý:

1) Những câu ghi lại lời nói của cậu bé: “Ông đừng ... ông cả”. Ý nghĩ:

“Chao ôi! ... nhường nào!”, “... cả tôi nữa, ... ông lão”.

2) Cậu bé là một người giàu lòng nhân ái, biết quan tâm và thương cảm người có hoàn cảnh khó khăn.

3) (a) Kể nguyên văn lời của nhân vật (b) Kể bằng lời của người kể chuyện

* Cách kể (a) là lời của ông lão nói với cậu bé. Từ ngừ “Cháu ơi” và dấu gạch đầu dòng.

* Cách kể (b) là lời của cậu bé kể lại. Từ “tôi”. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau:

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào đê bô mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dôi là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo:

- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

- Theo tớ, tốt nhất chúng mình nhận lỗi với bô mẹ.

- Cậu thứ ba bàn.

(Tiếng Việt 2 - 1988)

Gợi ý:

Lời dẫn trực tiếp:

- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.

 

2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đảnh nói thật là con gái bà têm.

(Truyện Tấm Cám)

a) Tìm lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn.

b) Viết tiếp vào chỗ trống trong phiếu bài tập:

Lời đối đáp giữa vua và bà lão

Vua hỏi:

Bà lão đáp:

Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:

Gợi ý:

a) - bà hàng nước xem trầu đó ai têm

- chính tay bà têm

- là con gái bà têm

b) - Cụ có thể cho biết ai đã têm trầu này?

- Thưa bệ hạ, chính tay già đã têm ạ.

- Xin bệ hạ thứ tội, trầu đó do con gái của già têm. 

 

3. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dần gián tiếp: Bác thợ hỏi Hòe:

- Cháu có thích làm thợ xây không?

Hòe đáp:

- Cháu thích lắm!

(Tiếng Việt 2 - 1988)

(- Có thể kể lại đoạn văn bằng lời của ai?

+ Nếu kể bằng lời của Hòe, cần dùng từ xưng hô nào thay cho từ cháu? Hãy kế bằng lời của Hòe.

+ Nếu kể bằng lời bác thợ, cần dùng từ xưng hô nào thay cho từ bác thợ? Hãy kê bằng lời bác thợ).

Gợi ý:

Bác thợ hỏi Hòe có thích làm thợ xây không. Hòe đáp rằng Hòe rất thích.

- Có thể kể lại đoạn văn bằng lời của người kể chuyện, lời của Hòe hoặc lời của bác thợ.

+ Lời của Hòe, dùng từ xưng hô: em, mình, tôi.

Bác thợ hỏi tôi có thích làm thợ xây không. Tôi đáp rằng tôi rất thích.

+ Lời bác thợ, dùng từ xưng hô: tôi

Tôi hỏi Hòe có thích làm thợ xây không. Nó đáp rằng nó rất thích. 

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng người thân chơi trò chơi

Ai - nghĩ gì, nói gì?: Một người gọi tên nhân vật trong một câu chuyện, người kia nhắc lại câu nói hoặc kê lại ý nghĩ của nhân vật đó.

M: Người ăn xin —> Cảm ơn cháu, như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Gợi ý:

Chích chòe -> Cành cây sắp gãy rồi kìa!

Sóc -> Tớ không bỏ cậu đâu

cho va nhan