Soạn bài Con người có thể chiến thắng thiên nhiên được không?

Thứ hai , 27/03/2017, 16:53 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 2 SOẠN BÀI CON NGƯỜI CÓ THỂ CHIẾN THẮNG THIÊN NHIÊN ĐƯỢC KHÔNG?

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh và thử đoán xem (SGK/18).

a) Thần Gió đang làm gì?

b) Con người có thể chiến thắng Thần Gió không?

Gợi ý:

a) Thần Gió ghé thăm và chào hỏi ông Mạnh.

b) Con người có thể chiến thắng Thần Gió.

 

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A.

Đáp án: a - 4; b - 1; c - 2; d - 3.

 

6. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

Ai tượng trưng cho sức mạnh của con người? Ai tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên? 

Gợi ý:

Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của con người. Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Cùng nhau đọc đoạn và trả lời các câu hỏi:

a) Việc làm nào của Thần Gió khiến ông Mạnh nổi giận? (Đọc đoạn 1, 2)

b) Ông Mạnh đã làm gì để chống lại Thần Gió? (Đọc đoạn 3)

c) Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? (Đọc đoạn 4)

d) Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? (Đọc đoạn 5)

Gợi ý:

a) Ông Mạnh nổi giận vì bị Thần Gió xô ngã lăn quay. Thần gió còn cười ngạo nghễ chọc giận ông Mạnh.

b) Để chống lại Thần Gió, ông Mạnh vào rừng đẵn những cây gồ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường nhằm dựng một ngôi nhà thật vững chải sau cả ba lần trước nhà ông dựng đều bị Thần Gió quật đổ.

c) Hình ảnh cây côi xung quanh nhà đổ rạp, riêng ngôi nhà vẫn đứng yên chứng tỏ Thần Gió phải bó tay.

d) Để Thần Gió trở thành bạn của mình, ông Mạnh đã an ủi khi Thần Gió đến nhà với vẻ ăn năn và mời Thần thỉnh thoảng đến chơi. 

 

2. Chơi trò: Giải đố nhanh.

- Thảo luận để tìm lời giải câu đố.

a) Mùa gì ấm áp

Mưa phùn nhẹ bay

Khắp chốn cỏ cây

Đâm chồi, nảy lộc?

 

b) Mùa gì nóng bức

Trời nắng chang chang

Đi học, đi làm Phải lo đội mũ?

 

c) Mùa gì se lạnh

Mây nhẹ nhàng bay

Gió khẽ rung cây

Lá vàng rơi rụng?

 

d) Mùa gì rét buốt

Gió bấc thổi tràn

Đi học, đi làm

Phải lo mặc ấm?

Đáp án:

a) Mùa xuân; b) Mùa hè; c) Mùa thu; d) Mùa đông.

 

3. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc để chỉ thời tiết của từng mùa và ghi vào bảng nhóm. Các nhóm treo kết quả lên bảng đề cả lớp cùng đọc.

(se lạnh, ấm áp, rét buốt, nóng bức)

Gợi ý:

- Mùa xuân: ấm áp.

- Mùa hạ: nóng bức.

- Mùa thu: se lạnh. 

 

4. Lấy phiếu bài tập ở góc học tập, thực hiện yêu cầu trong phiếu. (SGK722)

Gợi ý:

 PHIẾU BÀI TẬP

Chọn dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào chỗ trống?

a) Bé Na sung sướng reo lên:

- Vườn hoa mới đẹp làm sao ( ! )

b) Gõ Kiến bay khắp khu vườn, báo một tin đặc biệt:

- Mùa xuân đến rồi ( ! )

Nhưng không hiểu sao, bác Đào ở chân núi lại không nghe thấy lời Gõ Kiến ( . ).

- Mùa đông: rét buốt.
con nguoi co the chien thang thien nhien duoc khong