Soạn bài đò lèn

Thứ sáu , 03/07/2015, 14:15 GMT+7
     

Soạn bài đò lèn của Nguyễn Duy

I. Hướng dẫn học bài

BT 1. Đọc phần Tiểu dẫn và nêu các ý chính về tác giả và tác phẩm.

Gợi ý

1. Tác giả

- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm: 1948 tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).

- Năm 1966 ông nhập ngũ và có mặt tại các chiến trường ác liệt như: Khe San, Đường 9 Nam Lào. Sau đó học Khoa Ngữ văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

- Năm 1977 đến nay ông làm Đại diện thường trù của báo Văn nghệ các tính phía Nam.

2. Tác phẩm

Vị trí: Một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ thời chốn Mĩ cứu nước. Chùm thơ Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông đã giành giải Nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1973.

- Những tập thơ tiêu biểu: Cát trắng (1973); Ánh trăng (1984); Mẹ và em (1987); Bụi (1997).

- Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp giản  dị của đời sống xung quanh, tìm thấy ở đó sự lắng kết của giá trị vĩnh hằng. Xúc cảm chân thành được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian, vừa phảng phất phong vị thơ cổ điển phương Đông.

- Bài thơ được viết vào tháng 9-1983, in trong tập Ánh trăng (1984).

BT 2. Hãy cho biết những phươ.ng thức biểu đạt của bài thơ này là gì?

Gợi ý

Tự sự và biểu cảm (trữ tình), biểu cảm bằng con đường tự sự.

Những bài thơ thể hiện bằng phương thức này cho ta một hình ảnh, một bức tranh có sức lay động sâu xa, nhiều chi tiết gây ấn tượng sâu sắc.

BT 3.

a. Xác định tâm trạng chính của nhà thơ?

Tâm trạng hoài niệm, thương nhớ và hối hận khi nhớ về người bà.

b. Sự hoài niệm của nhà thơ hướng về miền quê nào?

Nơi Nguyễn Duy sống và đi học suốt thời thơ ấu. Mặc dù ông sinh ra ở xã Đông Vệ (thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ). Mẹ mất sớm nên Nguyễn Duy có thời gian dài sống ở quê ngoại, được bà nuôi dưỡng chăm sóc.

c. Kỉ niệm sống lại của tác giả được thể hiện ở những chi tiết nào?

Các chi tiết: câu cá, theo bà đi chợ, bắt chim sẻ, xem lễ đền Sòng (“Đền Sog thiêng nhất xứ Thanh” – Ca dao), bà đi bán trứng ở ga Lèn…

d. Vì sao hình tượng người bà trong bài thơ lại có sức ám ảnh, cuốn hút người đọc?

Bà hiện lên qua nét bút chân thực, gần gũi: bà giàu tình thương nhân ái như bóng mát che chở đời cháu, bà thầm lặng hi sinh giữa hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Hình tượng nfay giản dị mà lớn lao, thân thiết mà gợi nhiều thương cảm. Đó là hình ảnh của bao người bà khác trong chiến tranh mà mỗi chúng ta đều có. Chuyện riêng của nhà thơ đụng vào chuyện chung của bao người vì thế đoạn thơ rất hấp dẫn.

BT 4. Phân tích giá trị tạo hình và biểu cảm của từ “thập thững” trong câu thơ: Quán Cháo, Đồng Giao thập những đêm hàn.

Gợi ý

Diễn tả bước chân khó nhọc, không chắc chắn, lúc cao, lúc thấp, trong bước chân đó có cái gì thật tội nghiệp. Từ “thập thững” ẩn chứa cả một tấm lòng của Nguyễn Duy.

BT 5. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Tôi trong suốt giữa hai giờ hư thực – giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần.

Gợi ý

Thể hiện một nét tâm lí của tuổi thơ rất say mê với miền đất cổ tích đầy hư ảo. Vì thế mà quên đi không để ý đến những cay cực, lao khổ mà bà đang chịu đựng. Đó chính là những sai lầm nhưng ta không thể tránh được và bản thân tác gủa cũng chỉ biết hối hận mà thôi. “Trong suốt” là nhận thức thơ ngây, trong trẻo, hồn nhiên của cậu bé.

BT 6. Câu thơ khi tôi biết thương bà thì khi đã muộn thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Đánh giá cách nhìn của tác giả khi phản ánh tâm trạng đó?

Gợi ý

- Trong cảm nhận của nhà thơ đó là sự trả giá: Khi tôi biết thương bà thì đã muộn. Đó là sự day dứt, hối hận khi tác giả nhận thức lại quá khứ.

- Bài thơ ra đời nưm 1983 với cái nhìn nghiêm khắc như thế đã thể hiện được một xu hướng mới: nhìn thẳng vào thực tế và mạnh dạn nói lên sự thật.

BT 7. Bài thơ gợi nhắc mỗi người cần có ý thức và biết trân trọng cội nguồn như thế nào?

Gợi ý

Bài thơ gợi nhắc mỗi người cần biết ơn những người đi trước, chung thủy với quá khứ, trân trọng những giá trị nhân văn, biết sống có nghĩa tình và không bao giờ vong ơn bội nghĩa.

soạn bài đò lèn đò lèn nguyễn duy