Soạn bài Giữ gìn những dấu câu

Thứ năm , 09/03/2017, 12:51 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI GIỮ GÌN NHỮNG DẤU CÂU

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thi điền nhanh tên dấu câu thích hợp (dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu chấm hết, dấu chấm than) vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẫu chuyện sau:

Những dấu câu

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp, chỉ tìm câu đơn giản. Đằng sau câu đơn giản là ý nghĩ đơn giản.

Sau đó, anh ta lại làm mất (1) ... Anh bắt đầu nói đều đều, không ngữ điệu, không cảm thán. Không gì có thể làm anh vui sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất (2) .... Anh chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra trong vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh cũng không biết, anh đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi điều.

Vài tháng sau, anh đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh không liệt kê, không giải thích được hành vi của mình. Anh đổ lỗi cho tất cả, trừ bản thân.

Mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại (3) ... Anh không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời người khác. Thế là anh hoàn toàn quên mất cách tư duy.

Cứ vậy, anh ta đi đến (4) ...

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010)

Gợi ý:

 

(1) dấu chấm than, (2) dấu chấm hỏi, (3) dấu ngoặc kép, (4) dấu chấm hết. 

 

2. a) Em đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật? (SGK / 82)

Gợi ý:

a) Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.

(Theo KƯ-RÔ-Y-A-NA-GI ) 

(Phí Văn Gừng dịch) 

 

3. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp.

M: Bạn Dũng, tổ trưởng của tôi mở đầu cuộc họp thi đua bằng thông báo: “Nếu tổ nào đạt điểm thi đua, tổ ấy sẽ được cùng thầy lên thị xã xem xiếc thú vào sáng chủ nhật tới”...

Gợi ý:

Bạn Hà trong tổ tôi bị bệnh trái rạ phải nghỉ học cả tuần. Chúng tôi họp tổ bàn cách giúp bạn Hà. Tổ trưởng Lâm điềm đạm mở đầu cuộc họp: “Để giúp Hà theo kịp bài ở lớp, chúng ta phải giúp mỗi bạn một tay”. Thủy nhanh nhảu: “Tớ học chỉ thường thôi, nhưng chữ viết khá đẹp, mình sẽ chép bài dùm Hà”. Tuân nói tiếp: “Những bài toán giải có phần khó, tớ sẽ đảm nhận việc này”. Cuối cùng, Vy kết luận: “Môn Tiếng Việt, mình sẽ giảng lại cho Hà hiểu”. 

 

4. Dựa theo dàn ý đã lập (bài 33B), em hãy viết một bài văn theo một trong các đề bài sau:

1). Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp: https://hoctotnguvan.net/ta-co-giao-hoac-thay-giao-da-tung-day-em-va-de-lai-cho-em-nhieu-tinh-cam-tot-dep-33-2381.html

2) Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trương dân phố, bà cụ bán hàng,...): https://hoctotnguvan.net/ta-mot-nguoi-o-noi-em-sinh-song-chu-cong-an-phuong-chu-dan-phong-bac-to-truong-dan-pho-ba-cu-ban-hang--33-2379.html

3) Tả một người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc: https://hoctotnguvan.net/ta-mot-nguoi-em-moi-gap-lan-dau-nhung-de-lai-cho-em-nhung-an-tuong-sau-sac-33-2382.html

giu gin nhung dau cau