Soạn bài Kiên trì và nhẫn nại

Thứ sáu , 31/03/2017, 10:20 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI KIÊN TRÌ VÀ NHẪN NẠI

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Đọc các câu dưới đây và chia chúng thành hai nhóm.

a) Chữ như gà bới.

b) Chữ viết như rồng múa phượng bay.

c) Chữ đều tăm tắp.

d) Chữ viết ngay hàng thẳng lối.

e) Chữ nát như tương.

  Các câu khen chữ viết đẹp

 Các câu chê chữ viết xấu

 ...

 ...

Gợi ý:

Các câu khen chữ viết đẹp: b, c, d

Các câu chê chữ viết xấu: a, e

 

5. Trao đổi để trả lời các câu hỏi sau:

1) Câu nào trong bài giải thích nguyên nhân Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

2) Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát phải vô cùng ân hận?

3) Tìm trong bài những chi tiết cho thấy Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ.

4) Kết quả của sự cố gắng đó như thế nào?

Gợi ý:

1) Câu đầu.

2) Cao Bá Quát ân hận vì lá đơn viết hộ bà hàng xóm không được quan tiếp nhận do chữ quá xấu, bà ấy bị đuổi về và không giải được nỗi oan.

3) Sáng sáng, cầm que vạch lên cột nhà luyện chừ cho cứng, mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ, mượn sách chữ viết đẹp làm mẫu luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

4) Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.  

 

7. Tìm hiểu về câu hỏi và dấu chấm hỏi

1) Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.

...................................... 

2) Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?

......................................

3) Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?

......................................

Gợi ý:

  Câu hỏi

 của ai

 hỏi ai

 dấu hiệu

 Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? 

 Xi-ôn-cốp- xki 

 Tự hỏi mình

 - Vì sao

 - Dấu chấm hỏi

 Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và 

 dụng cụ thí nghiệm như thế?

 Người bạn

 Xi-ôn-cốp-xki

 - Thế nào

 - Dấu chấm hỏi

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ và ghi vào bảng (theo mẫu):

  Thứ tự

 Câu hỏi

 Câu hỏi của ai? 

 Để hỏi ai? 

 Từ nghi vấn 

  1. Thưa

chuyện với mẹ 

 

 Con vừa bảo gì?

 Ai xui con thế?

 Nhưng biết thầy có chịu nghe không? 

 mẹ

 mẹ

 mẹ

 Cương

 Cương

 tự hỏi

 gì

 thế

 không

2. a) Đọc lại truyện Văn hay chữ tốt và tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện.

b) Mở bài và kết bài của truyện được viết theo cách nào? Hãy viết mở bài và kết bài theo cách khác cho truyện.

Gợi ý:

a) Mở bài: câu đầu

Thân bài: “Một hôm ... khác nhau”.

Kết bài: “Kiên trì ... chữ tốt”,

b) Mở bài của truyện là mở bài trực tiếp

Kết bài là kết bài không mở rộng

* Mở bài: Người xưa thường nói “Nét chữ là nết người”. Câu nói ấy thể hiện tầm quan trọng của chữ viết. Dù việc học có thành công đến đâu đi chăng nữa mà chữ viết không đạt thì cũng ảnh hưởng đến thành tích ấy. Để chứng minh điều đó, mời các bạn hãy xem câu chuyện “Văn hay chữ tốt”.

* Kết bài: Sự khổ luyện của ông được đền đáp xứng đáng. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Tấm gương của ông đáng để chúng ta học tập đúng như câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

kien tri va nhan nai