Soạn bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Thứ tư , 08/04/2015, 17:24 GMT+7
     

Soạn bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

1. Để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, một bạn học sinh nêu lên những sự việc và nhân vật quan trọng, sắp xếp cho đúng thứ tự diễn trong văn bản.

Thứ tự: b -> a -> d -> c -> g -> e -> I -> g -> h -> k.

a. Nỗi khốn cùng của lão Hạc.

- Nghèo đến mức không lo đủ tiền cưới vợ cho con, con trai phẫn chí bỏ đi kiếm tiền. Trong tác phẩm, người con trai lão Hạc chỉ được nhắc đến chứ không xuất hiện trực diện. Song sự “thấp thoáng” của nhân vật này cũng đủ cho ta hình dung về một số phận: nghèo đến mức không cưới được vợ. Phẫn chí ra đi, nhưng nơi đến lại là đồn điền cao su. Ngày đi thì có còn ngày về thì khó lòng nói trước được là có hay không. Cao su đi dễ khó về!

- Thu vén được chút tiền hoa lợi vườn nhà để dành cho con, nào ngờ qua một trận ốm, tiền lão Hạc dành dụm, chắt chiu hết sạch. Lão trở về với “số không” lúc đầu.

- Vắng con, lão Hạc chỉ còn “cậu Vàng” để đỡ cô đơn. Nhưng cậu Vàng làm lão”tốn kém” quá. Lão đành phải bán “cậu Vàng” đi.

- Không làm ra tiền, lại rơi vào tình cảnh “tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”, lão Hạc quyết định của ăn khoai, hết khoai ăn củ chuối, rồi ăn sung luộc, rau má, củ ráy… nghĩa là vơ được thứ gì, lão dùng thứ ấy.

- Quyết định cuối cùng: tự tự. Sự khốn quẫn đã đến mức cao độ, không còn đường sống, lão Hạc đành chọn cái chết đau đớn và thê thảm.

b. Vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc.

- Có vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc nhưng thực chất lão Hạc có một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay với con chó. Vắng con, cậu Vàng đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của cậu Vàng cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một hi sinh vô cùng to lớn.

Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai.

-  Tham khảo bài: Tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng.

2. Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.

- Lúc đầu, chị “cố thiết tha” van xin. Đó là cách duy nhất để “mong” hai tên tay sai tha cho anh Dậu. Đây là sự nhịn nhục của kẻ dưới.

- Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, “tức quá không thể chịu được”, chị liều mạng chống lại. Chị xưng “bà” với chúng.

Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân.

3. Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt.

- Cả hai văn bản được trích từ tác phẩm gốc là Quê mẹ và Những ngày thơ ấu.

- Tôi đi học là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm. Ngoài cảm xúc dạt dào, tác giả còn sáng tạo thêm một số hình ảnh rất đẹp, rất hay nhưng không đi và trình tự nhất định nên rất khó tóm tắt.

- Trong lòng mẹ là đoạn trích của chương IV hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Đoạn trích kể lại cảnh bơ vơ tội nghiệp của bé Hồng đã mồ côi bố lại phải xa mẹ.

Do tính chân thật của hồi kí, tác giả đã kể lại diễn biến của sự việc theo hồi ức nên có sự đảo lộn về trình tự, vì vậy rất khó tóm tắt.