Soạn bài Người thầy cũ

Thứ năm , 20/10/2016, 07:46 GMT+7
     

SOẠN BÀI TẬP ĐỌC NGƯỜI THẦY CŨ

 

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác những tiếng, từ ngữ sau đây: “thầy cũ, giữa, bỗng, xuất hiện, lễ phép, nhấc kính, chớp mắt, ngạc nhiên, treo, thầy phạt, vui vẻ, thầy buồn, xúc động, mắc lỗi”.

2. Hướng dẫn đọc

Đây là bài văn được viết theo thể kể, bao gồm lời người dẫn chuyện, lời cảm của các nhân vật, bố Dũng và thầy giáo đôi thoại với nhau. Ngoài ra truyện còn bộc lộ tâm trạng của Dũng sau khi được chứng kiến cuộc đối thoại giữa bố mình và thầy giáo. Vì vậy khi đọc, em cần căn cứ vào lời dẫn chuyện, lời nhân vật và tâm trạng của nhân vật để có giọng điệu thích hợp.

+ Lời dẫn chuyện: Giọng đọc chậm rãi như người kể chuyện. Phần bộc lộ tâm trạng Dũng thể hiện sự xúc động.

+ Lời của bố Dũng: Giọng điệu nhẹ nhàng thể hiện thái độ trân trọng, kính nể.

+ Lời của thầy giáo: Giọng điệu thân tình, vui vẻ, cởi mở.

 

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

- “nhộn nhịp”: từ gợi tả không khí đông vui, có nhiều hoạt động.

- “nhấc”: nâng lên, đưa lên cao một ít khỏi vị trí cũ.

- “chớp mắt”: nhắm lại rồi mở ra ngay rất nhanh.

- “ngạc nhiên”: rất lấy làm lạ, cảm thấy hoàn toàn bất ngờ đối với mình.

- “xúc động”: cảm xúc mạnh dâng lên trong một thời gian ngắn.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Bố Dũng đến trường làm gì?

- Gợi ý: Bố Dũng đến trường là để chào...................

* Câu hỏi 2, Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?

- Gợi ý: Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng:

“Vội ........................ thầy”. 

* Câu hỏi 3. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?

- Gợi ý: Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm “trèo ......................... ”.

* Câu hỏi 4. Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?

Gợi ý: Sau khi bố ra về, Dũng đã nghĩ: “bố cũng .....................”

nguoi thay cu soan bai nguoi thay cu