Soạn bài Những ngày hội dân gian

Thứ hai , 20/03/2017, 21:34 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 3 SOẠN BÀI NHỮNG NGÀY HỘI DÂN GIAN

A. HOẠT ĐỘNG CƠ  BẢN

1. Xem ảnh và nói về từng bức ảnh. (SGK/105).

Mỗi em nói về một bức ảnh theo gợi ý sau:

- Ảnh cho em biết về ngày hội nào?

- Trẻ em trong ảnh đang làm gì?

- Em đã tham dự ngày hội này chưa?

- Ngày hội đó có gì vui?

Gợi ý:

Từ trái qua phải:

+ Ảnh 1: Đây là ngày hội mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6. Các bạn nhỏ trong ảnh đang tưng bừng nhảy múa trên sân khấu. Em đã tham dự ngày hội này ở trường em. Trong ngày hội, tất cả trẻ em đều được vui chơi, ca hát, nháy múa, liên hoan và được nhận quà, vui ơi là vui!

+ Ảnh 2: Đây là ngày hội Trăng rằm. Các bạn đang xem múa lân thật hào hứng, vui nhộn.

Em đã tham gia ngày hội này. Ngày ấy, chúng em xách lồng đèn đủ màu sắc, đủ hình dạng đi rước đèn trong tiếng hát “Tùng, dinh, dinh...” thật náo nhiệt, tưng bừng.

+ Ảnh 3: Trong ảnh là ngày hội khai giảng năm học mới hằng năm. Các bạn mặc quần áo đẹp đang biểu diễn văn nghệ. Một bạn mặc đồng phục tặng hoa cho cô giáo chúc mừng năm học mới. Mỗi đầu năm học, em đều được dự buổi lễ khai giảng này. Ngày ấy thật vui vì được gặp lại thầy, cô, gặp lại bạn bè cũ sau những tháng hè xa cách. Em thấy cảnh trường thật mới lạ.  

 

2. Xem các tranh dưới đây và chọn tên đoạn truyện phù hợp với mỗi tranh.

- Tên đoạn truyện:

+ Cuộc gặp gỡ kì lạ.

+ Truyền nghề cho dân.

+ Uống nước nhớ nguồn.

+ Tình cha con.

Gợi ý:

Tranh 1: Tình cha con.

Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ. 

Tranh 3: Truyền nghề cho dân. 

Tranh 4: Uống nước nhớ nguồn. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho từ ngữ ở cột A (SGK/107).

Gợi ý:

 

 

2. Thảo luận, tìm tên một số lễ hội (hội), hoạt động trong lễ hội (hội) và viết vào bảng nhóm (SGK/107)

Gợi ý:

Tên lễ hội (hội)

Tên hoạt động trong lễ hội (hội)

 Lễ hội đền Hùng, Núi Bà

 thắp hương, tưởng niệm, cúng phật 

 Tây Nguyên, cồng chuông   

 đua voi, đấu vật, đu quay, múa hát

 Nghinh ông

 đua ghe

 

 

5. Thảo luận, viết vào bảng nhóm:

(Chọn bài a hoặc b theo hướng dẫn của thầy, cô).

a) Tên các đồ vật, con vật.

b) Tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ễnh.

Gợi ý:

a) 

 Bắt đầu hằng r

 Bắt đầu hằng d

 Bắt đầu hằng gi

 rá, rổ, rô, rế, rọ, rựa, rương, rùa, rắn 

 dế, dê, da, dao, dây, dù 

 giáo, giường, giá, giấy, gian, giày, giun 

b)

 Âm đầu Vần 

b

đ

l

m

r

s

t

 ên

 bên,

 bền,

 bến.

 đến,

 đền

 lên

 mền,

 mến

 rên,

 rền

 sên 

 tên

 ênh

 bênh 

 bệnh 

 ênh

 đênh 

 lệnh 

 mệnh,

 mênh

 mông

 

sểnh 

 buồn

 tênh

 
 

 

 

 

             

7. Làm bài tập trong phiếu (SGK/110)

Gợi ý:

PHIẾU BÀI TẬP

Đọc những câu văn sau, đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.

- Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm dệt vải.

- Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

- Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

nhung ngay hoi dan gian