Soạn bài Nói lên mong muốn của mình

Thứ bảy , 11/03/2017, 10:44 GMT+7
     

  TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI NÓI LÊN MONG MUỐN CỦA MÌNH

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Nói về hoạt động, trạng thái của các sự vật trong tranh dưới đây: (SGK/147)

Gợi ý:

Chú gà trống gáy sáng khi mặt trời lên.

Bác nông dân đang làm đất.

Dòng suối chảy róc rách.

Máy bay bay lên các tầng mây.

 

2. Tìm hiểu về động từ.

a. Đọc đoạn văn:

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai...

Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

(Theo Thép Mới)

b) Tìm các từ:

- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi.

- Chỉ trạng thái của các sự vật:

+ Dòng thác

+ Lá cờ

c) Viết các từ tìm được vào vở.

Các từ em vừa tìm được là động từ. Vậy động từ là gì?

Gợi ý:

b) - Các từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy.

- Các từ chỉ trạng thái của sự vật: đổ, chạy, bay.

+ Dòng thác đô xuống.

+ Lá cờ phấp phới bay.

c) Ghi nhớ.

 

3. a) Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường vào vở.

- Các hoạt động ở nhà. M: quét nhà

- Các hoạt động ở trường. M: làm bài

b) Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy.

Gợi ý:

a) - Các hoạt động ở nhà: lau nhà, phơi quần áo, rửa bát đĩa, giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dạy em học, tập thể dục.

- Các hoạt động ở trường: thảo luận nhóm, sửa bài, đọc bài, vẽ, hát, chơi trò chơi. 

 

4. Tìm và viết lại các động từ có trong đoạn văn sau:

a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: - Để làm gì?

Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

b) Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!

Gợi ý:

a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, lặn. 

b) cười, ưng thuận, bẻ, ngắt.

 

5. Trò chơi “Xem kịch câm”: Nói tên các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.

 

Gợi ý:

Tranh 1: bưng, nhấc

Tranh 2: ngủ.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Đọc lại bài “Thưa chuyện với mẹ” và trả lời câu hỏi:

Cương đã nói thế nào để mẹ ủng hộ nguyện vọng của mình ?

Gợi ý:

Để mẹ ủng hộ nguyện vọng của mình, Cương đã thuyết phục mẹ bằng những lời lẽ, suy nghĩ chính đáng, học nghề để kiếm sống. Và đó cũng là một nghề chân chính, đáng được trân trọng. 

 

2. Tập trao đối ý kiến với người thân

Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật,...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.

Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) đế thực hiện cuộc trao đổi và viết lại cuộc trao đổi đó.

Gợi ý:

Trao đổi ý kiến với người thân

- Đến ngồi cạnh anh hai, em thỏ thẻ:

Anh hai ơi, em muốn tham gia lớp dương cầm ở câu lạc bộ. Anh thấy thế nào, cho em ý kiến được không?

Anh hai:

- Em phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nêu ý kiến của mình cho bố mẹ biết.

- Em suy nghĩ mấy đêm rồi. Em cảm thấy mình có niềm đam mê đối với môn này. Em muốn đi học đánh đàn anh hai ơi.

Anh hai:

- Nếu đã quyết thì em có thể trao đổi với bố mẹ. Em sẽ mất một lượng lớn thời gian, có thể làm ảnh hưởng việc học văn hóa. Thời gian làm bài tập sẽ ngắn đi; đó là chưa kể còn công việc nhà nữa.

- Anh hai yên tâm! Em có tính đến việc này. Vừa làm việc nhà em vừa học các bài thật thuộc. Buổi tối, em dành thời gian xem truyền hình cho việc làm bài tập thêm.

Anh hai:

- Còn phương tiện thì sao? Ai đưa em đi học? Câu lạc bộ khá xa nhà.

Em đáp:

- Em có thể đi bộ 5 phút là đến trạm xe buýt rồi.

Anh hai:

- Nếu em giải quyết được các khó khăn mà anh vừa nêu thì nguyện vọng cùa em có nhiều cơ hội được bố mẹ chấp nhận. Anh ủng hộ em cả hai tay.

noi len mong muon cua minh