Soạn bài ôn tập phần tiếng việt lớp 10 HK II

Thứ hai , 02/02/2015, 08:38 GMT+7
     

TIẾNG VIỆT:

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

A- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu hỏi 1- Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Có những quá trình nào trong hoạt động giao tiếp?

Gợi ý:

Ý a- Hoạt động giao tiếp là việc trao đổi tư tưởng, tình cảm (tức trao đổi thông tin) giữa con người với con người trong xã hội.

Ý b- Các nhân tố giao tiếp bao gồm:

+ Nhân vật giao tiếp, gồm có: người nói và người nghe.

+ Nội dung giao tiếp, tức thông tin, thông điệp, ngôn bản...

+ Mục đích giao tiếp (gọi tắt là đích) là chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: gồm thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.

Ý c- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp nêu trên chi phối nội dung giao tiếp (tức ảnh hưởng tới nội dung thông điệp). Điều này nghĩa là, với những người nói, người nghe khác nhau, trong những điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, ý nghĩa của từ ngữ trong văn bản (nói hoặc viết) cũng khác nhau.

Ngoài ra, trong hoạt động giao tiếp, các nhân tố trên đây còn tạo ra các loại “thông điệp” khác ngoài ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, hành vi..., nhằm bổ sung ý nghĩa cho lời.

Ý d- Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây:

+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).

+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).

Câu hỏi 2- Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:(SGK)

      Tham khảo:        

 

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn

ngữ

nói

Người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp, trong điều kiện thời gian, không gian nhất định

Rất nhiều yếu tố phụ trợ: ngữ điệu, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành vi...

Thường dùng các từ đơn nghĩa, thông dụng, chủ yếu dùng với

nghĩa tường minh; chưa gọt giũa; có nhiều thán từ, thán ngữ; nhiều câu tỉnh lược, câu cảm, câu nghi vấn...

Ngôn

ngữ

viết

Hoàn cảnh gián tiếp. Không hạn chế về không gian, thời gian

Không có yếu tố phụ trợ kèm theo, phải sử dụng dấu câu, kiểu câu thay thế.

Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa; thường dùng các từ đa nghĩa, các thuật ngữ chính xác, có khi ít gặp trong khẩu ngữ; thường có các câu ghép phức hợp, nhiều thành phần...

 

 

Câu hỏi

a- Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong SGK Ngữ văn 10.

Gợi ý:

+ Văn bản có các đặc điểm:

-     Có tính thống nhất về chủ đề.

-     Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự.

-     Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

-     Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

(Xem lại bài học tuần 2, 3 trong tài liệu này)

+ Phân tích qua một văn bản cụ thể:

HS chọn một trong những tác phẩm trọn vẹn đã học để phân tích, chẳng hạn một bài thơ hoặc một truyện kể... trong SGK Ngữ văn 10 mà mình thích để phân tích và chứng minh cho các đặc điểm của văn bản.

Tham khảo cách phân tích bài thơ sau đây: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, số 43) của Nguyễn Trãi, cần chứng minh các ý chính dưới đây:

Ý 1- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề.

Bài thơ Cảnh ngày hè có chủ đề (cảm hứng chủ đạo) là ngâm vịnh cảnh đẹp của thiên nhiên, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tấm lòng đối với nước, với dân.

Theo đó, ta thấy toàn bài thơ đề tập trung vào việc bộc lộ cảm hứng chủ đạo.

-     Câu đầu (Rồi hóng mát thuở ngày trường) là câu mở đầu, nêu lên khung cảnh thưởng thức và miêu tả cảnh đẹp ngày hè.

-     Câu thơ thứ hai đã đi vào miêu tả cảnh đẹp của ngày hè, bắt đầu là cây lựu xanh tươi, tràn đầy sức sống:

“Hoè lục đùn đùn tán rợp dương”

(Cây hoè xanh xum xuê, tán rợp ánh nắng mặt trời)

-     Hai câu 3-4 tiếp tục miêu tả cảnh cây và hoa xung quanh nhà:

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

(Cây thạch lựu ngoài hiên còn phun [hoa] mầu đỏ

Hoa sen hồng ngoài ao đã ngát mùi hương)

Đây là cảnh thiên nhiên mang đặc trưng mùa hè nơi thôn dã, hấp dẫn bởi chất thôn quê và tính dân tộc.

-     Hai câu 5-6 vẫn tiếp tục tả cảnh ngày hè, nhưng chuyển sang cảm nhận bằng thính giác:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

(Chú thích: Dắng dỏi: từ cổ, tương tự như “inh ỏi”, “rền rĩ”.:.; Lầu tịch dương: ngôi lầu dưới nắng chiều).

Những âm thanh mùa hè và không chỉ của thiên nhiên mà có cả âm thanh của con người (chợ cá) làm cho cảnh ngày hè thêm sinh động.

Bức tranh mùa hè qua sáu câu thơ đầu đã gợi lên một thiên nhiên tươi đẹp, với cuộc sống thái bình, no đủ của nhân dân.

-     Hai câu 7-8 kết thúc bài thơ bằng việc bộc lộ tâm trạng tác giả: đó là tâm trạng khoan khoái, thái độ ngợi ca đối với đất nước, với triều đại; đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương phải luôn quan tâm đến người dân:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

      (Giá có đàn Ngu [đàn của vua Nghiêu, Thuấn] sẽ gảy lên một khúc

      [Ca ngợi cuộc sống] nhân dân giàu đủ khắp mọi phương)

Như vậy, toàn bộ bài thơ đều toát lên tình yêu thiên nhiên, tấm lòng rộng mở trước thiên nhiên và đằng sau đó là cảm hứng ngợi ca, ca ngợi đất nước thái bình, nhân dân no ấm hạnh phúc. Không một câu, một chữ nào nằm ngoài chủ đề đó. Do vậy, văn bản này thống nhất về mặt chủ đề.

Ý 2- Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự. Trong bài thơ, các câu, các ý có mối liên kết chặt chẽ. Câu mở đầu là sự chuẩn bị cho 5 câu tiếp theo với nội dung tả cảnh ngày hè. Hai câu kết là cảm hứng tất yếu nảy sinh từ bức tranh tả cảnh, đồng thời cũng lộ ra cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt bài thơ, đó là tả cảnh để ngợi ca cuộc sống thái bình.

Các phương tiện liên kết chính: phép đối, vần, luật... của bài thơ thất ngôn xen lục ngôn.

Ý 3- Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

+ Dấu hiệu mở đầu là: câu thứ nhất.

Về nghĩa, đây là câu thơ giới thiệu hoàn cảnh của người ngâm vịnh, báo hiệu sau đó sẽ là những câu miêu tả cảnh vật.

Về hình thức, đây là câu thơ 6 chữ, dùng để mở đầu bài thơ bảy chữ.

+ Dấu hiệu kết thúc cũng là một cặp câu thơ 6 và 7 chữ. Về nghĩa, hai câu kết mở ra một hướng mới: không miêu tả mà phát biểu cảm xúc của tác giả. Đó cũng chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Ý 4- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

Bài thơ này hướng tới đích giao tiếp là ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên, và cuộc sống thái bình.

b- Điền tên các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại sau đây (SGK)

Tham khảo:

Câu hỏi 4- Lập bảng ghi các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (SGK)

Tham khảo:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

-     Tính cụ thể

-     Tính cảm xúc

-     Tính cá thể

-     Tính hình tượng

-     Tính truyền cảm

-     Tính cá thể hóa

 

 

Câu hỏi 5- a) Trình bày khái quát về:

-     Nguồn gốc tiếng Việt.

-     Quan hệ họ hàng.

-     Lịch sử phát Men của tiếng Việt.

Gợi ý:

-     Nguồn gốc tiếng Việt

Tiếng Việt có nguồn gốc cổ xưa, cùng với nguồn gốc dân tộc Việt, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

-     Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Nam Đảo...

-     Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:

1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước (Thời tiền s ử).

2-  Tiếng Việt dưới thời là độc lập, tự chủ (Từ TK.X đến 1858).

3-  Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc (Từ 1858 - 1945).

4-  Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

b)  Một số tác phẩm văn học Việt Nam

-     Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Buổi chiều đúng ở phủ Thiên Trường trông ra, Hịch tướng sĩ, Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê Nhất thống chỉ, Bình Ngô đại cáo...

-     Viết bằng chữ Nôm: Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Quốc âm thi tập...

-     Viết bằng chữ quốc ngữ: Lão Hạc, Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá...

Câu hỏi 6- Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng:(SGK)

Tham khảo:                                           

Về ngữ âm và chữ viết

Vềtừ ngữ

Về ngữ pháp

Vềphong cách ngôn ngữ

- Cần phát âm đúng chính âm.

-     Chữ viết đúng

chính tả.

- Dùng từ đúng nghĩa.

- Dùng từ địa phương

phải chọn lọc.

- Vay từ nước ngoài

phải có ý thức Việt

hóa.

- Nói, viết đúng câu.

- Dùng câu đúng ngữ cảnh

Nói, viết đúng

phong cách

ngôn ngữ.

 

 

Câu hỏi 7- Xác định câu đúng (SGK)

HS suy nghĩ trả lời.

 

Tham khảo: Các câu đúng là: b, d, g.