Soạn bài Sáng tạo là niềm vui

Thứ hai , 20/03/2017, 15:35 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 3 SOẠN BÀI SÁNG TẠO LÀ NIỀM VUI

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Xem tranh và trả lời câu hỏi (SGK/41)

Tranh vẽ gì? Cô giáo đang làm gì? Các bạn học sinh đang làm gì?

Gợi ý:

Tranh vẽ cô giáo và các bạn học sinh trong giờ Kĩ thuật. Cô giáo đang gấp chiếc thuyền bằng giấy.

Các bạn học sinh đứng xung quanh xem cô giáo làm. 

 

6. Thảo luận để chọn câu trả lời đúng: Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?

a) Đôi bàn tay của cô giáo rất đẹp.

b) Đôi bàn tay cô giáo rất khéo léo.

c) Đôi bàn tay cô giáo rất mềm mại.

Đáp án: b 

 

7. Trả lời câu hỏi:

a) Hỏi: - Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? (Đọc lại khổ thơ 1, 2, 3).

Trả lời: - ............

b) Hỏi: - Bức tranh cắt dán giấy của cô giáo có gì đẹp?

Trả lời: - ............

Gợi ý:

a) Từ tờ giấy trắng, cô giáo gấp chiếc thuyền xinh xinh. Từ tờ giấy đỏ, cô giáo tạo ra ông mặt trời toả nắng. Từ tờ giấy xanh, cô giáo cắt thành mặt nước dập dềnh sóng lượn quanh thuyền.

b) Một bức tranh biển buổi sớm hiện ra trước mắt chúng em. Mặt biển xanh biếc, dập dềnh. Từng đợt sóng lăn tăn vồ nhẹ bên mạn chiếc thuyền trắng phau, như nàng thiên nga đang dạo chơi. Mặt trời đỏ ối, toả những tia nắng hân hoan chào đón bình minh. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Điền âm đầu hoặc dấu thanh:

- Đến góc học tập lấy phiếu bài tập A hoặc B theo hướng dẫn của thầy, cô.

- Thực hiện yêu cầu được nêu trong phiếu.

PHIẾU BÀI TẬP A

Điền vào chồ trống ch hay trì

...í thức là những người ...uyên làm các công việc ...í óc như dạy học, ...ữa bệnh, ...ế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động ...ân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ ...í thức đang đem hết ...í tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta.

PIIIẾƯ BÀI TẬP B

Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Trên ruộng đồng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ơ đâu, ta cung gặp nhưng trí thức lao động quên mình.

Các ki sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, ki thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các ki sư cơ khí cùng công nhân san xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xa hội. Các bác si chưa bệnh cho dân.

Gợi ý:

Phiếu A: thứ tự cần điền

            Trí, chuyên, trí, chừa, chế, chân, trí, trí.

Phiếu B: thứ tự cùa dấu hỏi, ngả của các từ in đậm.

            ở, cũng, nhừng, kĩ, kĩ, kĩ, sản, xã, sĩ, chữa.

 

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong phiếu bài tập. (SGK/44).

Gợi ý:

Câu 1: Trần Quốc Khải quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Câu 2: Ổng học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

Câu 3: Đề tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông. 

 

5. Cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Ông Lương Định Của là ai?

Câu hỏi 2: Viện nghiên cứu nhận được quà gì?

Câu hỏi 3: Ông Lương Định Của đã làm gì để giữ được các hạt giống nảy mầm?

Gợi ý:

Câu hỏi 1: Ông Lương Định Cua là một nhà khoa học về lĩnh vực nông nghiệp. Ổng đã tạo ra nhiều giống lúa mới.

Câu hỏi 2: Một năm trời rét đậm, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt giống quý.

Câu hỏi 3: Để giữ được các hạt giống nảy mầm, ông Lương Định Của đã mang năm hạt giống ngâm nước ấm, gói trong khăn, ủ trong người mỗi tối và trùm chăn ngủ để hơi ấm của mình có thể làm cho hạt giống nảy mầm.

sang tao la niem vui