Soạn bài Thầy, cô luôn yêu thương em

Thứ năm , 23/03/2017, 22:20 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 2 SOẠN BÀI THẦY, CÔ LUÔN YÊU THƯƠNG EM

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trả lời câu hỏi:

a) Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?

b) Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?

c) Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?

Gợi ý:

a) Cô giáo lớp Một của em tên là Vân.

b) Cô giáo rất yêu thương học sinh. Cô luôn quan tâm, giúp đỡ học sinh chúng em.

c) Em nhớ nhất ở cô là ánh mắt dịu dàng và giọng nói êm ái như lời mẹ ru. 

 

3. Chơi trò Thi tìm từ nhanh (SGK/102).

Mỗi nhóm lấy 5 thẻ từ trong thư viện lớp học để ghép vào từng lời giải nghĩa (đã được thầy, cô chuẩn bị sẵn trên bảng phụ) cho thích hợp. Nhóm nào ghép đúng và nhanh thì thắng cuộc.

  Lấm lem 

 Thập thò 

 Tò mò 

 Gánh xiếc 

 Lách

Đáp án:

 

6. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

Câu chuyện “Người mẹ hiền" có những nhân vật nào?

Gợi ý:

Câu chuyện “Người mẹ hiền” có những nhân vật là: Minh, Nam, bác bảo vệ và cô giáo. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thay nhau hỏi - đáp:

- Hỏi: Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu? (Đọc đoạn 1).

Đáp: .......................

- Hỏi: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? (Đọc đoạn 2).

Đáp: .......................

- Hỏi: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì? (Đọc đoạn 3).

Đáp: .......................

- Hỏi: Cô giáo làm gì khi Nam khóc? (Đọc đoạn 4).

Đáp: .......................

Gợi ý:

- Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc.

- Các bạn ấy định ra phố bằng cách chui qua chỗ tường thủng.

- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo bảo bác bảo vệ nhẹ tay kẻo Nam đau và nhận là học sinh lớp của cô. Cô đỡ Nam ngồi dậy, phủi đất cát dính trên người Nam và đưa Nam về lớp.

- Khi Nam khóc, cô giáo xoa đầu vỗ về.

 

2. Viết lại chữ cái trước dòng trả lời đúng cho câu hỏi: Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “người mẹ hiền”?

a) Vì cô đã không phạt Nam và Minh.

b) Vì cô đã xin bác bảo vệ tha cho Nam và Minh.

c) Vì cô yêu thương và nghiêm khắc dạy bảo học sinh như một người mẹ.

Đáp án: c 

 

4. Thảo luận, tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau. Viết các từ tìm được vào vở.

a) Con trâu ăn cỏ.

b) Đàn bò uống nước dưới sông.

c) Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.

Gợi ý:

Từ chỉ hoạt động, trạng thái:

a) ăn; b) uống; c) toả, rực rỡ. 

 

5. Chép lại 3 câu văn sau vào vở và điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp. (SGK/105).

Gợi ý:

a) Lớp em học tập tốt, lao động tốt.

b) Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.

c) Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

thay co luon yeu thuong em