Soạn bài Thương nhớ quê hương

Thứ sáu , 17/03/2017, 16:26 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 3 SOẠN BÀI THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Kể cho các bạn trong nhóm biết quê em có cảnh đẹp gì? có đặc sản gì? hoặc có lễ hội nào?

Gợi ý:

Quê em là một vùng biển. Biển mênh mông xa tít chân trời. Chiều chiều, trên bãi cát trắng và mịn, chúng em đá bóng hoặc thả diều. Nơi đây, hải sản phong phú rất tươi và ngon. Hằng năm, khoảng tháng giêng, quê em có lễ hội Nghinh Ông rất tưng bừng và náo nhiệt.

 

2. Chọn câu phù hợp với mỗi tranh trong câu chuyện Giọng quê hương.

a) Một anh thanh niên đến xin trả tiền ăn giúp Thuyên và Đồng.

b) Thuyên và Đồng vào quán để ăn trưa và hỏi đường về.

c) Anh thanh niên nhắc tới quê hương; cả ba người đều bùi ngùi nhớ quê.

Đáp án: 1 - b; 2 - a; 3 - c 

 

4. Trả lời câu hỏi:

Trong đoạn thơ dưới dây, tiếng mưa rơi trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió.

(Nguyễn Viết Bình)

Gợi ý:

Tiếng mưa rơi trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác, với trận gió ào ào. 

 

5. Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

(Hồ Chí Minh)

b) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng.

(Đoàn Giỏi)

Gợi ý:

a) Tiếng suối - tiếng hát.

b) Tiếng chim kêu - tiếng xóc những rổ tiền đồng. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Chọn vần oai hoặc vần oay phù hợp với mỗi chỗ trống:

a) trồng kh....

b) hí h...

c) nước x..

d) quả x...'

Gợi ý:

a) khoai;

b) hoáy;

c) xoáy;

d) xoài.   

 

4. Giải câu đố, sau đó viết lời giải vào vở:

a) Tên nghe không thiếu, chẳng thừa

Chín vàng, ngon ngọt rất vừa lòng anh.

(Là quả gì?)

b) Muốn tìm nam, bắc, đông, tây

Nhìn mặt tôi sẽ biết ngay hướng nào.

(Là cái gì?)

Gợi ý:

a) Quả đu đủ;

b) Cái la bàn.

thuong nho que huong