Soạn bài Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?

Thứ sáu , 17/03/2017, 12:39 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 3 SOẠN BÀI VÌ SAO MỌI NGƯỜI, MỌI VẬT BẬN MÀ VUI?

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Kể cho bạn nghe những việc em làm trong ngày.

Gợi ý:

 

Buổi sáng khi thức dậy, em tập thể dục, vệ sinh cá nhân, dùng điểm tâm rồi đi đến trường. Ở trường, em học tập, sinh hoạt và vui chơi. Buổi chiều về nhà, em đi tắm rồi phụ mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Dùng bữa tối xong, em rửa bát đĩa, xem bài vở cho ngày hôm sau, xem ti vi rồi đi ngủ. 

 

5. Cùng nói tiếp nối:

Mỗi bạn tiếp nối nhau nói lại những việc bận của mọi vật, mọi người ở những dòng thơ sau (SGK/92).

Gợi ý:

  Trời thu bận xanh 

 Sông Hồng bận chảy

 Cái xe bận chạy

 Lịch bận tính ngày

 Con chim bận bay

 Cái hoa bận đỏ 

 Cờ bận vẫy gió 

 Chữ bận thành thơ 

 Hạt bận vào mùa

 Than bận làm lửa. 

 Cô bận cấy lúa 

 Chú bận đánh thù 

 Mẹ bận hát ru 

 Bà bận thổi nấu. 

 Còn con bận bú 

 Bận ngủ bận chơi 

 Bận tập khóc cười

 Bận nhìn ánh sáng. 


6. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

Bài thơ muốn nói với em điều gì?

Gợi ý:

Mọi người, cả em bé và mọi vật đều bận rộn với những công việc có ích cho mọi người, mang hạnh phúc và niềm vui đến cho cộng đồng. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây.

a) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Hồ Chí Minh)

b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

c) Cây pơ-mu đầu dốc

Im như người lính canh

Ngựa tuần tra biên giới

Dừng đỉnh đèo hí vang.

(Nguyễn Thái Vận) 

d) Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

(Võ Thanh An)

M: a) Trẻ em như búp trên cành.

Gợi ý:

a) Trẻ em như búp trên cành.

b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.

c) Cây pơ-mu như người lính canh.

d) Bà như quả ngọt chín rồi.  

 

3. Thảo luận để tìm câu trả lời đúng. Điền vào chỗ trống en hay oen?

- nhanh nh ......

- nh ......... miệng cười

- sắt h ......... gỉ

- h...'. nhát

Gợi ý:

- nhanh nhẹn 

- nhoẻn miệng cười 

- hèn nhát.

- sắt hoen gỉ  

 

5. Trò chơi Ghép nhanh tiếng:

- Chọn trò chơi a hoặc b theo hướng dẫn của thầy cô.

- Ghép nhanh các tiếng với mỗi tiếng đã cho rồi viết vào bảng nhóm.

 

6. Nghe thầy cô kể câu chuyện Không nõ nhìn (SGK/94)

7. Thảo luận để trả lời các câu hỏi:

a) Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?

b) Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?

c) Anh trả lời thế nào?

d) Em có nhận xét gì về anh thanh niên?

e) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Gơi ý:

a) Trên chuyến xe buýt, anh thanh niên ngồi hai tay ôm mặt.

b) Bà cụ ngồi cạnh hỏi anh ta: có phải bị nhức đầu không, nếu phải thì bà đưa dầu cho xoa.

c) Anh ta trả lời rằng: anh không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

d) Anh thanh niên thật ngốc. Nếu không đành ngồi nhìn thì phải đứng lên nhường chỗ.

Câu chuyện muốn nói chúng ta cần có nếp sống văn minh nơi công cộng: nam phải nhường cho nữ, thanh niên phải nhường cho người già.

vi sao moi nguoi moi vat ban ma vui