Suy nghĩ về phong trào ủng hộ Quỹ Vì người nghèo

Thứ sáu , 02/09/2016, 10:46 GMT+7
     

Đề bài: Suy nghĩ về phong trào ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

1. Tìm hiểu đề

Đề văn yêu cầu phát biểu suy nghĩ về phong trào ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”. Thực chất yêu cầu của đề là trình bày nhận thức về phong trào này (thực tế, cơ sờ, ý nghĩa) và đề xuất một thái độ, một cách sống đúng, sống nhân hậu, vị tha.

Trong xã hội ngày nay, do nhiều yếu tô" tác động, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Cuộc sống và mức sông vì thế rất khác nhau ở mỗi cá nhân, mỗi tầng lớp. Con người hiện đại, văn minh không chỉ cần sống tốt cuộc sống của mình mà còn cần biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Vì thế mà các hoạt động từ thiện, nhân đạo ngày càng được phát triển về quy mô và tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Khi tìm hiểu và bàn bạc về phong trào gây Quỹ “Vì người nghèo”, HS cần có ý thức đầy đủ về thực tế cũng như ý nghĩa của phong trào xã hội đó. HS có thể triền khai bài viết với các ý lớn như: Thực tế phong trào ủng hộ vì người nghèo? Cơ sở đạo lí của phong trào này? Ý nghĩa của phong trào đó? Thái độ, cách ứng xử cần có đối với phong trào này? Trong quá trình triển khai ý, nên có những dẫn chứng sinh động từ thực tế đời sống.

quy vi nguoi ngheo

2. Dàn ý sơ lược.

Mở bài:

Nêu vấn đề trọng tâm: lòng nhân ái và thái độ đạo đức của con người qua những hành động cụ thể ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Thân bài:

1. Nhận thức về phong trào ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”:

- Thực tế của việc xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”.

- Lí do xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”.

- Ý nghĩa của việc xây dựng và ủng hộ Quỳ “Vì người nghèo”.

2. Đề xuất ý kiến:

- Phê phán thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc.

- Thái độ và cách ứng xử cần thiết.

Kết bài:

- Trình bày cảm nghĩ của bản thân.

 

3. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

- Sự phân hoá giàu nghèo và cách sống đúng ciia con người trong xã hội văn minh, hiện đại.

- Sự ra đời của Quỹ “Vì người nghèo” và sự cần thiết của việc nhận thức đầy đủ đúng đắn về phong trào xã hội đầy tính nhân văn này.

Thân bài:

1. Nhận thức về phong trào ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”:

- Thực tế của việc xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”:

+ Quỹ “Vì người nghèo” được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quôc Việt Nam thành lập ngày 15 tháng 12 năm 2000. Quỹ được triển khai theo 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã. (Năm 2008 quỹ 4 cấp vận động được 609,7 tỉ đồng.)

+ Hoạt động gây Quỹ “Vì người nghèo” được diễn ra thường xuyên liên tục, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, các cá nhân có lòng hảo tâm. Đặc biệt là đêm giao lưu “Nối vòng tay lớn” được tố chức vào ngày 31 tháng 12 hằng năm đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Lí do xây dựng Quỳ “Vì người nghèo”:

+ Giúp đỡ những người vất vả và nghèo khó để họ thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống.

+ Mồi năm Quỹ “Vì người nghèo” lại hướng tới một mục tiêu cụ thể: ví dụ năm 2000 là xoá đói giảm nghèo; năm 2009 tập trung vào việc giúp các hộ nghèo ở các địa phương xây dựng nhà ở (chương trình nhà đại đoàn kết) để xoá tình trạng nhà dột nát hư hỏng.

- Ý nghĩa của việc xây dựng và ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”:

+ Với người nghèo, giúp đỡ kịp thời và thiết thực về cả vật chất và tinh thần đế họ bớt khó khăn trong cuộc sống, thêm niềm tin vào tình người, vào quan hệ thân ái trong cộng đồng.

+ Với chính các tổ chức, cá nhân ủng hộ gây quỹ: chí mất đi một khoản tiền hoặc một lượng vật chất giới hạn song được sống với những điều tốt đẹp của cuộc sống con người (có được niềm vui vì đã giúp đỡ, sẻ chia cùng người khác, khiên cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn trong chính trách nhiệm với cộng đồng...).

+ Với cộng đồng xã hội: tạo một không khí tương thân tương ái để gắn kết nhừng cá nhân theo đúng truyền thống đạo lí của dân tộc (lá lành đùm lá rách).

2. Đề xuất ý kiến:

- Phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một bộ phận người trong xã hội vì chính thái độ sống ấy sẽ góp phần làm tăng khoảng cách giữa mọi người, tăng sự phân hoá giàu nghèo, khởi nguồn cho lối sống lạnh lùng, vô cảm và ích kỉ.

- Thái độ và cách ứng xử cần có: cần ủng hộ bằng tấm lòng chân thành và trách nhiệm sẻ chia. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà đóng góp phần giúp đỡ. Sự giúp đỡ dù ít dù nhiều cũng không nên phô trương vì sự phô trương sẽ làm giảm tính nhân văn của hành động.

Kết bài:

Có thể từ một hành vi, một sự việc cụ thể mà khái quát lên một suy nghĩ, một cảm xúc phù hợp với tinh thần của đề bài...