Thái độ của nhà thơ đối với bà Tú

Thứ ba , 18/04/2017, 12:46 GMT+7
     

 Văn lớp 11: Thái độ của nhà thơ đối với bà Tú.

Gợi ý

- Bằng cách nói của dân gian "Một duyên hai nợ âu đành phận". Theo đạo Phật vợ chồng có duyên nợ từ kiếp trước. Ca dao có câu "Chồng gì anh vợ gì tôi”, “Chẳng qua là cái nợ đời đó thôi". Ba tiếng "Âu đành phận" trong thơ Tú Xương sự cúi đầu cam chịu số phận. Đã cam chịu số phận thường chịu đựng đến nhẫn nhục.

"Năm nắng mười mưa dám quản công"

Đâu chỉ là cảm nhận, những suy nghĩ đơn thuần. Ông Tú đã hoá thân vào nhân vật bà Tú đẻ an ủi người vợ của mình.

- Bằng cách nói dân gian "một duyên hai nợ" duyên có một mà nợ lại gấp đôi

thành ra nợ nhiều, duyên ít "Au đành phận" và "dám quản công" không chỉ là an phận mà là sự cam chịu đến nhẫn nhục. Đức hy sinh của bà Tú nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung qua tiếng nói hằng ngày đã nâng lên thành ý nghĩ khái quát. Cách nói dân gian được đưa vào thơ rất tự nhiên: "Năm nắng mười mưa" diễn tả sự vất vả.

- Hai câu thơ như buông một tiếng thở dài đến bất lực. Xã hội cũ đã "dành" riêng cho người phụ nữ sự vất vả ấy chăng? Để những đấng mày râu được ngự trị trên cái giang sơn nhỏ của mình? Thật bất công và vô lý. Người phụ nữ ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ, họ phải được đối xử bình đẳng chứ. Có lẽ ông Tú cũng đã nhìn thấy điều này. Ông thương vợ, càng thương vợ, ông càng nhận ra sự vô tình đến đểnh đoảng của mình. Sự ăn năn, hối hận ấy của Tú Xương đã nấc nghẹn thành tiếng chửi:

Cha mẹ thối đời ăn ở bạc 

Có chồng hờ hững cũng như không.

+ Thói đời -> đời sống tự nó phô bày những gì xấu xa.

+ Bạc -> mỏng. Cả câu làm nổi bật thói đời bạc bẽo, ít chú ý tới nhau mà có chú ý cũng rất ít ỏi. Ăn ở bạc còn có ý nghĩa là ăn ở đối xử với nhau không có hậu, thiếu thuỷ chung.

Rõ ràng Tú Xương chửi đời. Đời bao gồm tất cả những người đàn ông nào bạc bẽo đối với vợ con, ít quan tâm, thiếu trách nhiệm và nhẫn tâm với vợ của mình. Đời còn có thể hiểu là cả xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, xã hội đã đè nặng lên cuộc sống của người phụ nữ. Như thế có phần Tú Xương tự chửi mình.

Chửi mình, Tú Xương biết thương vợ.

Người có lỗi có khuyết điểm mà nhận ra lỗi lầm của mình chắc chắn không phải la người xấu. Xã hội cũng có thể dành cho người đàn ông những quyên đủ thứ trong gia đình và ngoài xã hội nên dề biến những đức ông chồng trở thành những ông hoàng, ông chúa ngự trị đối với vợ, con. Xã hội ấy là có một người như Tú Xương biết công lao của vợ, không chỉ ở một bài mà nhiều bài:

- "Có một cô gái nuôi một thầy đồ"

- "Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ... Đầu sông bãi bến đua tài buôn chín bán mười. Trong họ ngoài làng vụng lẽ chào rơi nói thợ".

         Viết vào giấy dán ngay lên cột 

         Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay

         Rằng hay thưa thực là hay 

         Không hay sao lại đỗ ngay tú tài 

         Xưa tay em vần chịu ngài".

đủ thấy Tú Xương là người như thế nào. Đó là người không chỉ thương vợ mà sống chan hoà, cởi mở, ân tình với vợ.

 

Tham khảo những bài phân tích khác tại đây:

 Phân tích bài thơ Thương vợ 

thuong vo tu xuong