Tiếng Việt Ôn Tập Cuối Học Kì 1 Lớp 5

Thứ sáu , 07/10/2016, 18:14 GMT+7
     

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ I

 

TIẾT 1

Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Gợi ý: Ôn luyện lại các bài tập đọc, học thuộc lòng. Nắm tên bài, tác giả, thế loại, nội dung, cách đọc và học thuộc các bài học thuộc lòng.

 

Câu 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh. Nội dung cần trình bày: tên bài, tác giả, thế loại, nội dung chính.

Gợi ý: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh, như sau:

Tên bài Tác giả Nội dung chính Thể loại 
 Chuyện một khu vườn nhỏ

 Vân Long

 Miêu tả vẻ đẹp của khu vườn và tình yêu thiên nhiên của

 hai ông cháu.

 Văn
 Tiếng vọng

Nguyễn Quang

 Thiều

 Diễn tả tâm trạng day dứt cua tác giả trước cái chết đáng

 thương của một con chim nhỏ.

 Thơ
 Mùa thảo quả  Ma Văn Kháng  Miêu tả vẻ đẹp của rừng tháo quả chín.  Văn
 Hành trình của bầy ong  Nguyễn Đức Mậu  Kể, tả cuộc hành trình đi tìm mật ngọt của bầy ong.  Thơ
 Người gác rừng tí hon  Nguyễn Thị Cẩm Châu

 Bạn nhỏ là một người yêu rừng, thông minh, dũng cảm bảo

 vệ rừng.

 Văn
 Trồng rừng ngập mặn

 Phan Nguyên

Hồng

 Biện pháp quan trọng để bảo vệ đê điều, cải tạo môi trường

 và góp phần tăng thu nhập là tăng cường trồng rừng ngập mặn.

 Văn

 

Câu 3: Giả sử em là bạn của nhân vật bạn nhỏ (truyện Người gác rừng tí hon), em hãy nên nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh họa cho nhận xét của em.

Gợi ý: Hãy nêu những nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh họa về những nhận xét của em qua bài Người gác rừng tí hon như sau:

- Bạn nhỏ là một người có tình yêu đối với rừng. (“Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.” “Thay ba đi tuần rừng”).

- Có tinh thần cảnh giác. (“Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: “ ..”.

- Bạn nhỏ là một người rất thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn, linh hoạt bảo vệ rừng. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. “Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại” báo cho công an. “Em chộp lấy dây thừng lao ra, buộc căng hai đầu dây vào hai chạc cây để chặn xe”. “Em dồn hết sức xô ngã gã”.

 

TIẾT 2

Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Gợi ý: Đọc lại các bài tập đọc học thuộc lòng trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người nắm tên bài, tác giả, thể loại, nội dung chính làm cơ sở trả lời câu hỏi (2). 

 

Câu 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người. Nội dung cần trình bày: tên bài, tác giả, thể loại, nội dung chính.

Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người như sau:

Tên bài

Tác giả

Nội dung chính

Thể loại

Chuỗi ngọc lam

Phun-tơn

uốc-xlê

Tình cảm của người em đối với chị mình và tấm lòng của con người coi tình cảm cao hơn giá trị tiền bạc.

Văn

Hạt gạo làng ta

Trần

Đăng

Khoa

Hạt gạo được làm ra từ mồ hôi nước mắt của người lao động. Hạt gạo là hạt vàng.

Thơ

Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Hà Đình Cẩn

Tình cảm yêu thương, quý trọng của người dân Tây Nguyên đôi với cô giáo và cái chữ.

Văn

Về ngồi nhà đang xây

Đồng

Xuân

Lan

Hình ảnh đẹp đẽ, sống động của ngôi nhà đang xây, qua đó tác giả ca ngợi cuộc sống mới trên đất nước ta.

Thơ

Thầy thuốc như me hiền

Trần

Phương

Hạnh

Ca ngợi Hải Thượng Lãn Ông - một thầy thuốc nhân từ, đức độ, không màng danh lợi.

Văn

Thầy cúng đi bệnh viện

Nguyễn

Lăng

Lên án những cách suy nghĩ cách làm lạc hậu mê tín dị đoan nhằm làm cho mọi người hiểu: cúng bái không phải là cách chữa lành bệnh cho con người.

Văn

 

 

Câu 3: Trong bài thơ em đã học ở chủ diêm Vì hạnh phúc con người, em thích những câu thơ nào nhất? Hãy trình bày cái hay của những câu thơ đó đề các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.

Gợi ý: Trong hai bài thơ em đã học ở chủ điểm Vì hạnh phúc con người, em thích những câu thơ sau:

- Ví dụ các câu:

          Hạt gạo làng ta

          Có bão tháng bảy 

          Có mưa tháng ba

          Giọt mồ hôi sa 

          Những trưa tháng sáu

          Cua ngoi lên bờ

          Mẹ em xuống cấy

                    (Hạt gạo làng ta)

Ý nói: Hạt gạo chứa đựng bao khó khăn vất vả của con người. Cụ thể là hình ảnh của người mẹ. Mẹ phải chịu đựng biết bao gian khổ “một nắng hai sương” trên đồng ruộng mới làm ra hạt gạo.

- Ví dụ những câu:

          Ngôi nhà như trẻ nhỏ 

          Lớn lên với trời xanh...

          (Về ngôi nhà đang xây)

Ý nói: Niềm vui hi vọng trước cuộc sống mới. 

 

TIẾT 3

Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Gợi ý: Đọc lại những bài tập đọc đã học, nắm tên bài, tác giả, nội dung chính.

 

Câu 2: Điền những từ ngữ em biết vào bảng sau:

 

Sinh quyển

(Môi trường động thực vật)

Thủy quyển

(Môi trường nước)

Khí quyển

(Môi trường không khí)

 Các sự vật trong môi trường 

 con người, thú vật (trâu, bò, gà, vịt, hươu, nai,...);

 

 cây cối (cây trên rừng, cây trồng...)

 sông, suối, ao hồ, biển cả...

 bầu trời vũ trụ, mây không khí,

 ánh sáng...

 Những hành động bảo vệ

 môi trường

 Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, trồng rừng

 ngập mặn, chống săn bắn thú rừng, chim chóc.

 Giữ sạch nguồn nước, xây dựng

các nhà máy nước sạch...

 Lọc khói công nghiệp xử lí rác thải,

 chống ô nhiễm bầu không khí...

 

TIẾT 4

Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Gợi ý: Đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng. Nắm nội dung bài. 

 

Câu 2: Nghe - viết bài Chợ Ta-sken (SGK TV5 tập 1 trang 174).

Gợi ý: Nhờ bạn hoặc người thân đọc bài Chợ Ta-sken, em viết. Sau đó tự kiểm tra sửa chữa những lỗi mắc phải, viết lại cho đúng.   

 

TIẾT 5 

Tham khảo bài làm tại đây: Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập rèn luyện của em trong học kì I.

 

TIẾT 6

Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Gợi ý: Đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học. Nắm tên bài, tác giả, nội dung, thể loại.

 

Câu 2: Đọc và trả lời câu hỏi bài Chiều biên giới.

a) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương.

b) Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyền?

c) Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ?

d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.

Gợi ý: Đọc và trả lời các câu hỏi bài Chiều biên giới như sau:

a) Từ đồng nghĩa với từ biên cương có trong bài là từ biên giới.

b) Trong khổ thơ 1: từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.

c) Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là: em và ta.

d) Câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em, như sau:

“Những thửa ruộng bậc thang chạy từ chân đồi lên đến sườn đồi được lợp bỏi một màu xanh mướt thấp thoáng trong màn sương mỏng, trông mới đẹp làm sao! 

 

TIẾT 7: BÀI LUYỆN TẬP

A- Đọc thầm văn bản đã cho (trang 177 SGK TV5 tập 1)

B- Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng như sau:

1- Chọn ý (c): Quê hương. (X)

2- Chọn ý (a): Nước sông đầy ắp. (X)

3- Chọn ý (e): Màu áo của những người thân trong gia đình. (X)

4- Chọn ý (a): Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ những cánh buồm. (X)

5- Chọn ý (b): Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. (X)

6- Chọn ý (b): Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay. (X)

7- Chọn ý (a) Một từ. Đó là từ khổng lồ

8- Chọn ý (a) Một cặp từ. Đó là cặp: ngược >< xuôi

9- Chọn ý (c) Đó là hai từ đồng âm.

10- Chọn ý (c) Ba quan hệ từ. Đó là: còn, thì, cứ.

 

TIỂT 8: BÀI LUYỆN TẬP

Đề: Em hãy tả một người thân đang làm việc (đang nấu cơm, đọc bảo, khâu vá, làm vườn, xây nhà hay học bài..).

(Tả một cô bán hàng)

Sáng nay, em cùng Hoa đến cửa hàng văn phòng phẩm trên đường Nguyễn Tri Phương để mua một số dụng cụ học tập. Tại đây, chúng em gặp một cô mậu dịch viên thật dễ mến và dễ thương. Tên cô là Nguyễn Thị Phương.

Cửa hàng nằm phía bên phải hướng ra bùng binh nơi giao nhau của nhiều con đường nên lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui. Ở quầy hàng dụng cụ học sinh nào là bút, thước, com pa, cặp sách... không thiếu một thứ gì. Tất cả được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Cô Phương còn rất trẻ, có lẽ cũng chỉ độ mười tám đôi mươi như chị Hai em. Cô có dáng người thon thả, cân đối. Chiếc áo dài màu hồng nhạt bó sát lấy cơ thể tạo cho cô một vẻ đẹp rực rỡ kiêu sa. Nói một cách công bằng, cô đẹp không kém gì những diễn viên điện ảnh Hàn Quốc. Mái tóc đen như gỗ mun xõa quá vai rất hợp với khuôn mặt trái xoan của cô. Đặc biệt cô có đôi môi đỏ thắm luôn tươi cười để lộ hàì-Ti răng nhỏ, đều trắng muốt. Tay cô thoăn thoắt lấy hàng đưa cho khách, miệng không quên nói những lời cám ơn dịu ngọt. Khách hàng mỗi lúc một đông. Người hỏi mua chiếc cặp, người hỏi mua tập vở, com pa, chì, thước... Có một ông khách mua một cây bút Hero cầm lên xem rồi xin đổi lại Hồng Hà. Thấy không vừa ý, ông lại xin đổi bút Kim tinh, cô vẫn vui vẻ chiều ý khách mà không hề tỏ thái độ bực bội gì. Em và Hoa mua hai cái hộp bút rất đẹp. Cô trả tiền thừa xong, không quên dặn dò chúng em đếm kĩ trước lúc cất vào cặp.

Qua cách bán hàng và thái độ đốĩ xử với khách, em thấy mến và phục cô quá. Nếu như sau này làm mậu dịch viên, em sẽ cố gắng làm được như cô Phương.