Tuần 7: Luyện từ và câu (Từ nhiều nghĩa)

Thứ sáu , 07/10/2016, 00:25 GMT+7
     

TUẦN 7: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NHIỀU NGHĨA 

 

TIẾT 1: TỪ NHIỀU NGHĨA 

Câu 1: Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?

a) Mắt:

- Đôi mắt của bé mở to.

- Quả na mở mắt.

b) Chân:

- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Bé đau chân.

c) Đầu:

- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.

- Nước suối đầu nguồn rất trong.

Gợi ý: Trong những câu cho trước có những từ mang nghĩa gốc hoặc nghĩa chuyển là:

a) - Đôi mắt của bé mở to. (mang nghĩa gốc)

- Quả na mỏ mắt. (mang nghĩa chuyển)

b) - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân, (mang nghĩa chuyển)

- Bé đau chân, (mang nghĩa gốc)

c) - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. (mang nghĩa gốc)

- Nước suối đầu nguồn rất trong, (mang nghĩa chuyển) 

 

Câu 2: Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một sô từ ví dụ về chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.

Gợi ý: Tìm một số từ chuyển nghĩa từ những từ chỉ bộ phận cơ thể người như sau:

* Lưỡi: lưỡi cày, lưỡi liềm, trăng lưỡi liềm...

* Miệng: miệng hố, miệng giếng, mồm miệng thế gian, độc miệng độc mồm, vết thương đã kín miệng...

* Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ tay, cổ áo...

* Tay: tay áo, tay quay, tay vợt, tay súng...

* Lưng: lưng đồi, lưng núi, làng quay lưng ra đồng mặt hướng về dòng sông.

 

TIẾT 2: TỪ NHIỀU NGHĨA

Câu 1: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A.

Gợi ý: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ởcột A, như sau: 

luyen tu va cau lop 5 tuan 7

 

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có tất cả các câu trên.

a) Sự di chuyển

b) Sự vận động nhanh

c) Di chuyển bằng chân

Gợi ý: Nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả câu trên là:

- Chọn (a) Sự vận động nhanh. 

 

Câu 3: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cổng ăn than.

c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

Gợi ý:  Từ ăn trong các câu đã cho được dùng với nghĩa gốc là:

- Câu (c): Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tốì rất vui vẻ.

 

Câu 4: Chọn một trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ ấy.

a) Đi:

- Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân.

- Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.

b) Đứng:

- Nghĩa 1: Ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.

- Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.

Gợi ý: Đặt câu hỏi để phân biệt các nghĩa của mỗi từ đã cho, như sau:

a) Đi

- Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân.

* Chúng tôi đi dạo mát dọc bờ sông.

- Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào tay hoặc chân để che, giữ.

* Trời lạnh, con đi đôi tất vào cho ấm.

b) Đứng

- Nghĩa 1: Ở tư thế thân thằng chân đặt trên mặt nền.

* Chúng tôi đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì.

- Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.

* Tôi đứng nhìn những con thuyền xuôi ngược trên sông.

luyen tu va cau lop 5 tuan 7 luyen tu va cau