Những Bài Văn Tả Cây Cối Hay Nhất
Tập làm văn lớp 5: Những bài văn tả cây cối hay nhất.
Bài làm tả cây hoa giấy
Trước nhà, mấy cây bông giấy đã nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trậọ gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời...
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sàn, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biếu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thuở nhỏ,...
Trần Hoài Dương
Lời bình:
Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp giản dị mà rực rỡ của hoa giấy. Chọn thời điểm hoa giấy nở “tưng bừng” nhất - mùa hè, tác giả miêu tả hoa giấy bằng những ấn tượng của thị giác là chủ yếu. Hoa giấy đẹp bởi đa sắc: “màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... ”, đẹp bởi “bao trùm lay ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước ”, đẹp bởi “cánh hoa mòng tanh ”, và hoa giấy còn có vẻ đẹp mà ít loài hoa có được đó là: “hoa giấy rời cành khi vẫn còn tươi nguyên câu văn mang tính tạo hình rất cao, kết quả của sự tưởng tượng vô cùng phong phú. Đọc câu văn này ta cảm thấy như hoa giấy có cuộc sống như con người, hoa đã thở, đã sống và đã chết khi chưa héo tàn. Phải có một tâm lòng gắn bó, thiết tha với cây hoa tác giả mới có được sự cảm nhận tinh tế đến nao lòng như thế. Thậm chí không kìm nén được cảm xúc, tình cảm, tác giả phải thôt lên: “Tôi rất yêu những bông hoa giấy”. Và chúng ta dù có thể chưa nhìn ngắm thật kỹ hoa giấy, dù có thể chưa yêu hoa giấy nhưng đọc bài văn này chắc rằng ta không thể thờ ơ với loài hoa: “Muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè”, “những vòng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thuở nhỏ”.
Bài luyện tập
1. Em thích những hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá nào trong bài văn trên? Vì sao?
2. Tác giả tả cây hoa giấy theo ấn tượng của giác quan nào là chủ yếu?
3. Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của một loài hoa mà em thích nhất.
Bài làm tả cây sồi
Bên vệ đường sừng sững một cây sồi. Có lẽ nó già gấp mười lần những cây bạch dương mọc thành khóm rừng này, nó to gấp mười và cao gấp đôi mấy cây bạch dương ấy. Đó là một cây sồi rất lớn hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy những vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Chỉ có cây sồi là không chịu khuất phục cái phép màu nhiệm cùa mùa xuân, không chịu đón lấy mùa xuân và ánh nắng. Dưới gốc cây sồi cũng có hoa, có cỏ, những nó vẫn thế, cau có, lầm lì, què quặt và kiên gan đứng im giữa đám hoa cỏ ấy.
Bây giờ đã là giữa tháng sáu. Cây sồi già bây giờ đã đổi mới hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vệt sứt sẹo, vẻ ngờ vực và buồn rầu trước kia không còn dấu vết. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.
Theo L. Tôn-Xtôi
Lòi bình:
Tác giả miêu tả cây sồi trong hai thời điểm khác nhau: mùa xuân và mùa hè.
Tả một cây cổ thụ - cây sồi cho nên tác giả chù yếu nhấn mạnh tới vóc dáng to lớn và vẻ cổ thụ già nua của nó. Đây cũng chính là nét đặc sắc riêng cùa cây sồi. Để làm nổi bật đặc điểm này, tác giả có dụng ý đặt cây sồi trong sự tương phản với những cây bạch dương xung quanh nó bằng những từ chỉ ước lượng rất lớn: “nó già gấp mười lần những cây bạch dương mọc thành khóm rừng này, nó to gấp mười và cao lớn gấp đôi mấy cây bạch dưomg ay ” (sự so sánh, liên tưởng dáng vẻ của cây sồi cũng được đặt trong sự tương phản ấy: “Nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khinh đứng giữa đám bạch dương tươi cười ”). Cụ thể và dễ hình dung hơn thì: “đó là một cây sồi rất lớn hai người ôm không xuể". Các bộ phận như thân, cành cũng được đặc tả vô cùng sinh động làm nổi bật thêm một lần nữa vẻ già nua, cằn cỗi qua bao tháng năm của cây sồi: “vờ cây nứt nẻ đầy những vết sẹo ”, cành cây lớn thì như “những cánh tay to sù sì khôngcân đối”, cành cây nhỏ thì như “những ngón quều quào xoè rộng”. Việc miêu tả một cách kỳ lưỡng cây sồi già cỗi ấy hoá là để tác giả khẳng định sức sống bền bỉ: “không chịu khuất phục” của cây sồi. Người đọc lại thấy một sự tương phản nữa khi tác giả đặt cái vẻ kiên gan chống lại mùa xuân và ánh nắng của nó bên cạnh đám hoa cỏ dưới gốc cây: “dưới gốc cây sồi cũng có hoa, có cỏ, nhưng nỏ vẫn thế, cau có, lầm lì, què quặt và kiên gan đứng im giữa đám hoa cỏ ấy”.
Tuy nhiên, tới mùa hè thì: “cây sồi già bây giờ đã đổi mới hẳn”. Sự đổi mới của cây sồi có thể ví như một bà cụ già với một thiếu nữ mười tám, đôi mươi vậy. Và cái vẻ đẹp nhất của cây sồi lúc này là lá: “lá xum xuê xanh tốt thẩm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong ánh nang chiều ”. Rõ ràng là tác giả nhìn thấy trong lá cây có hình ảnh (màu sắc của lá), có tâm trạng (say sưa ngáy ngất), có hoạt động (khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều). Và vì thế lá khiến cho “không còn thay những ngón tay co quắp, những vệt sứt sẹo, vẻ ngờ vực và buồn rầu trước kia ” nữa. Sự thay đổi kì diệu của cây sồi đã làm cho tác giả ngạc nhiên và thán phục: “Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cỗi kia đã sinh ra lá non xanh mơn mởn ấy”.
Bằng cách miêu tả kỹ lưỡng, thấu đáo cũng với ngôn ngữ miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ được 2 bức tranh của cùng một cây sồi. Hai bức tranh với hai vẻ đẹp hoàn toàn khác nhau tượng trưng cho sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường và sức sống mãnh liệt, trẻ trung cùa thiên nhiên Nga, xứ sở Nga, con người Nga.
Bài luyện tập:
1. Tác giả quan sát và miêu tả cây sồi theo trình tự nào? Khi quan sát và miêu tả, tác giả tập trung vào đặc điểm nào của cây sồi là chủ yếu?
2. Em thích những chi tiết, hình ảnh nào trong bài văn trên? Vì sao?
3. Viết một đoạn văn miêu tả một cây cổ thụ mà em biết.
Bài làm tả cây phượng
Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây đa.Nhưng đối với em đẹp và lộng lấy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiế rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ!
Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò.Mấy đứa nghịch ngợm thìlấy nhị phượng chơichọi gà, đứa thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoáng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu:
Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần, những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Trên những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gió
Trường tôi có trồng nhiều cây, mỗi cây có vẻ đẹp và biểu lộ những nét đẹp riêng.Cây phượng nở hoa đỏ rực báo hiệu mùa hè về. Cây thông, cây phi lao vươn cao thẳng tắp được trang trí thêm những bóng đèn điện để chào đón mùa Noel về. Chậu hoa mai ở ngay cổng trường có sắc hoa vàng rực rỡ chào đón mùa xuân, nhưng em thích cây bàng hơn, Bàng là những cái dù khổng lồ ở sân trường che nắng cho chúng mình nô đùa đặc biệt che cái nắng chang chang vào buổi chào cờ mỗi thứ hai.
Từ cổng vào bạn sẽ thấy hàng cây sao đứng xếp hàng như đội quân tập nghi thức Đội. Những cây Bàng trông như những bà mẹ với dáng đứng thẳng và xòe ra những tán lá xanh mát. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây cao to, những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng.
Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như gáo dừa. Mấy rễ lớn trồi lên như cái ghế tự nhiên mời gọi chúng tôi ngồi lên đề nghỉ chân.
Thân cây to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham nhám, nhiều vết trầy xước. Trên cao có nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá.
Lá bàng mọc từng chùm từng năm chiếc một, lá to bằng bàn tay, hình bầu dục, gân lá giống như khung xương con cá.Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều che bóng mát tựa như mái ngói vảy cá.
Mùa thu là từ màu xanh thẫm chuyển sang màu đỏ pha nâu. Khi gió thổi mạnh, những chiếc lá lìa cành chao đảo rơi xuống. Mùa đông lá bàng cong cong như những chiếc bánh đa nướng cháy.
Khi xuân sang, chồi non lộc mới nhú lên, những lá non xòe khắp các cành trông như một bày chim.
Tôi không thể quên ơn cây bàng đã cho tôi giấc ngủ tuổi thơ những ngày tôi còn học bán trú, mỗi trưa tiếng lá kêu xào xạc, lá bàng phe phẩy như như có ai quạt cho chúng tôi ngủ trọn giấc trưa.
Ngồi từ lớp học, đôi khi tôi hay mơ màng nhìn qua ngọn, những cây bàng về phía xa xăm một nóc nhà thờ Dòng Mân Côi đẹp nguy nga và lộng lẫy. Ở đấy, có các cô giáo dạy dỗ tôi những ngày chập chững bước vào đời. Nhớ về những buổi tôi, bạn bè và các cô trong trường dâng hoa cho Đức mẹ. Những buổi tập vất vả với đoàn dâng hoa lên đến cả ngàn người.
Cảnh đẹp hùng vĩ ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh này làm sao tôi tả hết được bằng lời văn trong khi lòng tôi tràn ngập những kỷ niệm trên và dưới tán cây bàng trường tôi.
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”
Chúc các bạn học giỏi !!!