Soạn bài cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm

Thứ bảy , 16/05/2015, 19:35 GMT+7
     

Soạn bài cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm

I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi.

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

Đoạn văn của Thép Mới.

- Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả nghĩ tới sự gắn bó mật thiết và sự trường tồn của cây tre đối với đời sống của con người Việt Nam, dù mau sau sắt thép có nhiều đến đâu đi chăng nữa.

- Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng các biện pháp: miêu tả, so sánh và liên tưởng.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Tác giả rất say mê con gà trống đất, coi đó là niềm vui kì diệu “tái sinh tâm hồn” được thổi vào con gà trống đất, tác giả có cảm tưởng “giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng”.

- Việc hồi tưởng quá khứ hiểu được lí do vì sao đồ chơi trẻ con hồi đó lại hấp dẫn: vì sự mong manh của chúng và vì linh hồn ẩn chứa trong mỗi món đồ chơi.

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.

Đoạn văn của A-mi-xi, Nguyễn Tuân.

- Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ tình cảm với cô giáo bằng cách nhớ lại những kỉ niệm thời còn đi học với cô và qua đó nói lên những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình đối với cô giáo.

- Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện những cảnh đẹp kì thú của Tổ quốc và qua đó biểu hiện tình yêu sâu sắc đối với quê hương, đất nước.

4. Quan sát, suy ngẫm

Qua đoạn văn ta thấy sự quan sát của nhà văn đối với u (mẹ) của mình rất kĩ càng, chi tiết. Điều đó thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của nhà văn đối với mẹ.

II. Luyện tập.

Câu 1. Tập làm dàn ý bài văn biểu cảm theo các đề sau.

Cảm xúc về vườn nhà, về con vật nuôi, người thân, mái trường thân yêu.

Khi tiến hành lập dàn ý các em cần tiến hành theo những bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề.

Bước 2: Tìm ý cho bài văn.

Bước 3: Lập dàn bài.

Tham khảo các bài lập dàn ý sau:

 Cảm xúc về ngôi trường thân yêu

 Cảm xúc về vườn nhà