Soạn bài quá trình tạo lập văn bản

Thứ bảy , 16/05/2015, 18:59 GMT+7
     

Soạn bài quá trình tạo lập văn bản

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Học sinh tự trả lời các phần của câu hỏi.

Câu 2.

a. Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bạn rút ra những kinh nghiệm để giúp bạn khác.

b. Bạn luôn hướng về thầy cô cưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho bạn học sinh chứ không phải cho thầy cô, cho nên phải hướng về các bạn học sinh, xưng tôi với các bạn mới hợp lí.

Câu 3.

a. Muốn tạo lập văn bản tất nhiên không thể làm dàn bài, có viết dàn bài thì hệ thống ý mới đầy đủ và tránh được sự trùng lặp. Dàn bài có đầy đủ chi tiết thì việc tạo lập văn bản càng đạt hiệu quả.

b. Dàn bài không nhất thiết phải viết thành những câu trọn vẹn, thường là những câu mệnh đề, khuyết thành phần và những câu đó không nhất thiết phải liên kết với nhau như ở trong văn bản hoàn chỉnh.

c. Dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn và mục nhỏ. Mục lớn thường là một phần lớn của văn bản, thường được kí hiệu bằng các chữ số La Mã: I, II, III … hoặc bằng hệ thống chữ cái viết hoa A, B, C, D… Các mục nhỏ là một khía cạnh của ý lớn, thường được kí hiệu bằng các chữ số và các chữ cái viết thường.

Các mục lớn, mục nhỏ cũng cần phải có kí hiệu một cách thống nhất.

Ví dụ:

I

II

III

  1

   1

    1

    A

      A

        A

        B

           B

             B

2

2

2

    A

    A

        A

        B

        B

             B

 

 

3

 

 

        A

 

 

             B

d. Biết được các mục rồi vẫn chưa đủ, người lập văn bản cần phải biết sắp xếp các mục, các ý ấy theo một trật tự hợp lí, logic, ý nào trước, ý nào sau để văn bản chặt chẽ tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú cho người tiếp nhận.

Câu 4. Em hãy thay mặt En-ri-cô viết thư cho bố, nói lên nỗi ân hận vì đã trót buông lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu.

a. Định hướng văn bản

- Văn bản viết cho bố

- Viết để nói về sự ân hận của mình

- Viết để xin lỗi bố tha lỗi.

b. Tìm ý, sắp xếp ý:

- Cảm xúc khi đọc thư bố.

- Sự ân hận về lỗi lầm của mình.

- Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.

c. Sau đó diễn đạt các ý thành đoạn văn có sự liên kết. Sau khi viết xong, đọc và kiểm tra lại. Các em có thể viết nhiều cách, sau đây là một cách gợi ý:

Tham khảo bài làm tại đây: Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu

soạn bài quá trình tạo lập văn bản quá trình tạo lập văn bản