Soạn bài Rất nhiều mặt trăng

Thứ sáu , 31/03/2017, 14:19 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh sau đây và cho biết: (SGK/110)

- Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Cảnh và người trong tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào nói về nàng công chúa?

- Em thường hình dung về nàng công chúa như thê nào?

Gợi ý:

- Bức tranh vẽ cảnh rừng thật đẹp có nàng công chúa và các chú lùn.

- Chuyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”.

- Nàng công chúa xinh đẹp như tiên, hiền lành và đáng yêu.

 

5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:

1) Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

2) Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thê nào về đòi hỏi của công chúa?

3) Vì sao họ cho ràng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được? (Đọc đoạn 1.)

4) Chú hề đã làm cách nào để làm vui lòng công chúa?

a) Chú hề làm trò cho công chúa cười vui, quên đi ước muôn có mặt trăng bên mình.

b) Chú hề dỗ dành công chúa bằng một thứ đồ chơi khác.

c) Chú hề tìm hiểu ý nghĩ của công chúa về mặt trăng rồi làm một mặt tràng như trong ý nghĩ của công chúa. (Đọc đoạn 2.)

Gợi ý:

1) Cô muốn có mặt trăng thì sẽ khỏi bệnh ngay.

2) Họ bảo rằng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được.

3) Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

4) c.

 

6. Cách nghĩ của công chúa về vị trí và kích thước của mặt trăng khác với các nhà khoa học và các đại thần như thế nào? Chọn ô ở giữa phù hợp với từng ô ở cột trái, phải để trả lời:

  Vị trí của mặt trăng

 

 Kích thước của mặt trăng

 a) Ở rất xa

 1) Công chúa nhỏ

 c) to hơn móng tay

 b) Ở trên ngọn cây ngoài cửa sổ

 2) Các đại thần và các nhà khoa học 

 d) to gấp nhiều lần đất nước của nhà vua 

(Đọc đoạn 3)

Đán án: a- 2- d; b- 1- c

 

7. Tìm hiểu các bộ phận trong câu kể Ai làm gì?

1) Đọc đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

(Theo Tô Hoài)

2) Nhận xét:

- Các câu văn trong đoạn trên thuộc kiểu câu gì?

- Tìm trong mỗi câu trên các từ ngừ chỉ hoạt động và chỉ người hoặc vật

hoạt động. Ghi lại kết quả trên phiếu hoặc bảng nhóm. (SGK/114)

- Đặt câu hỏi:

+ Cho từ ngữ chỉ hoạt động

+ Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

M: (Câu 1) Người lớn đánh trâu ra cày.

- Người lớn làm gì?

- Ai đánh trâu ra cày?

3) Câu kể Ai làm gì? Có mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?

Gợi ý:

2) Nhận xét

Các câu thuộc câu kể

 Câu

 Từ ngữ chỉ hoạt động

 Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

 M: Người lớn đánh trâu ra cày

 Đánh trâu ra cày

 Người lớn

 Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

 nhặt cỏ, đốt lá

 Các cụ già

 Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.

 bắc bếp thổi cơm

 Mấy chú bé

 Các bà mẹ tra ngô.

 tra ngô.

 Các bà mẹ

 Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

 ngủ khì trên lưng mẹ

 Các em bé

 Lủ chó sủa om cả rừng

 sủa om cả rừng

 Lủ chó

- Đặt câu hỏi:

+ Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì? Mấy chú bé làm gì? Các bà mẹ làm gì? Các em bé làm gì? Lũ chó làm gì?

+ Ai đánh trâu ra cày? Ai nhặt cỏ, đốt lá? Ai bắc bếp thổi cơm? Ai tra ngô? Ai ngủ khì trên lưng mẹ? Con gì sủa om cả rừng?

3) Ghi nhớ trang 114.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Đọc đoạn văn sau, thay nhau hỏi và trả lời: (SGK/115)

a) Đoạn văn có mây câu kể Ai làm gì? Đó là những câu nào?

b) Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.

Gợi ý:

a) Đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì? Đó là câu thứ hai, thứ ba và thứ tư.

b)

 Chủ ngữ

 Cha tôi 

 Mẹ

 Chị tôi

 Vị ngữ

 làm cho tôi ... quét sân. 

 đựng hạt giống ... mùa sau.

 đan nón ... xuất khẩu.

 

2. Viết vào vở đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của mọi người trong gia đình em.

Gợi ý:

Buổi sáng sau khi thức dậy, em tập thể dục cùng bố ở ngoài sân. Sau đó, em vệ sinh cá nhân rồi dùng điểm tâm cùng gia đình. Chào ông bà xong, em đi bộ đến trường.

 

5. Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b).

a) Tiếng có âm đầu l hoặc n?

Cồng chiêng là một ... nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong ... hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng ... tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

(Theo Đào Ngọc Dung)

b) Tiếng có vần ât hoặc âc?

Khúc nhạc đưa mọi người vào ... ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng trang nghiêm và linh thiêng như tiếng ... trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan ... vả đời thường.

(Theo Đào Ngọc Dung)

Gợi ý:

a) loại, lễ, nổi.

b) giấc, đất, vất.

 

6. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn sau:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc / giất) mộng (làm / nàm) người, bỗng thấy (xuấc / xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa / nửa) mặt (lất láo / lấc láo / nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc / cất) tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây! - Chàng hiệp sĩ (lên / nên) tiếng.

Thế là bà già (nhấc / nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc / đất). Chàng (lảo / nảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc / thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm / nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

(Theo Kim Lân)

Gợi ý:

giấc, làm, xuất, nửa, lấc láo, cất, lên, nhấc, đất, lảo, thật, nắm.

rat nhieu mat trang