Ôn Tập Tiếng Việt Giữa Học Kì 1 Lớp 2

Thứ năm , 23/03/2017, 22:21 GMT+7
     

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I

 

TIẾT 1

1. Xếp các từ “bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài, mèo, xe đạp, Hùng” vào bảng dưới đây:

2. Tìm thêm các từ khác xếp vào bảng.

Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối
 bàn bè  bàn  thỏ  chuối
 hùng  xe đạp  mèo  xoài
 bác sĩ  bút  gà  cam
 bộ đội  bảng  trâu  chanh
 công nhân  thước  ngựa  sầu riêng

 

TIẾT 2

1. Đặt 2 câu theo mẫu:

     ai (cái gì, con gì)    là gì?
 Mẫu: Bạn Lan  là học sinh giỏi.       

Thực hành:

- Câu 1: Mẹ em là cô giáo, hoặc: Bố em là bác sĩ.

- Câu 2: Bố em là một nông dân giỏi.

hoặc: Ngoại của em là một thầy giáo đã về hưu.

2. Ghi vào chỗ trống tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và tuần 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái.

2-1. Gợi ý:

Em lật trang 56 sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1. Bài tập đọc đầu tiên của tuần 7 là bài “Người thầy cũ” trong bài có hai nhân vật Dũng và chú Khánh (bố Dũng).

Tuần 8 bài “Người mẹ hiền” có Minh, Nam. Bài “Bàn tay dịu dàng” có An. Em sắp xếp lại tên nhân vật theo thứ tự a, b, c... 

 

 

TIẾT 3

1. Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người, mồi vật trong bài “Làm việc thật là vui” sách giáo khoa Tiếng Việt, trang 16.

* Đồng hồ: tích tắc, tích tắc báo phút báo giờ.

* Gà trống: gáy vang Ò...Ó...O, báo trời sáng.

* Tu hú: kêu tu hú, tu hú, báo mùa vải chín.

* Chim: bắt sâu bảo vệ mùa màng.

* Cành đào: nở hoa.

* Bé: đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.

2. Dựa theo cách viết trong bài “Làm việc thật vui” hãy đặt một câu hỏi nói về:

a) Một con vật.

b) Một đồ vật.

c) Một loài cây hoặc một loài hoa.

2-1. Gợi ỷ

Em có thể chọn những con vật, loài cây, loài hoa xung quanh, gần gũi với cuộc sông của em đê viết một câu theo yêu cầu của bài tập.

2-2. Thực hành

a) Một con vật

Hàng ngày, em nghe tiếng con ve sầu kêu râm ran, báo hiệu mùa hạ đến.

b) Hễ thấy lốc lịch thay đổi gương mặt là ta biết ngày cũ đã qua, ngày mới lại đến.

c) Những cây phượng giữa sân trường đã lác đác trổ bông báo hiệu năm học sắp kết thúc, kì nghỉ hè nữa lại đến. 

 

TIẾT 5

Dựa theo tranh trả lời câu hỏi.

1. Gợi ý

Em quan sát kĩ từng bức tranh, xem bức tranh vẽ gì? Rồi căn cứ theo câu hỏi gợi ý ở dưới bức tranh để trả lời từng câu hỏi một.

* Bức tranh 1

Hàng ngày, mẹ thường đưa Tuấn đến trường trên chiếc xe Honda. Cả mẹ và Tuấn đều đội nón bảo hiểm.

* Bức tranh 2

Hôm nay, mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ bị ốm. Bác sĩ đang chăm sóc cho mẹ.

* Bức tranh 3

Tuấn lấy nước cho mẹ uống.

* Bức tranh 4

Đến giờ đi học, Tuấn tạm biệt mẹ, vai đeo cặp vui vẻ, tự tin đến trường một mình.

 

TIẾT 6

1. Ghi vào chỗ trống lời em nói với bạn trong những trường hợp sau:

a) Khi bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.

b) Khi em làm rơi chiếc bút của bạn.

c) Khi em mượn sách của bạn và trả không đúng hẹn.

d) Khi có khách đến nhà, biết em học tốt chúc mừng em.

1-1. Gợi ý

Em đọc kĩ những trường hợp trên, xác định đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp đề có nội dung, từ ngữ giao tiếp thích hợp, thể hiện thái độ ứng xử nhẹ nhàng lịch sự trong quan hệ và giao tiếp.

1-2. Thực hành

a) Cảm ơn cậu đã giúp mình gấp được chiếc thuyền.

b) Mình xin lỗi bạn, mình vô ý quá, thông cảm cho mình nhé!

c) Mình quên mất, lẽ ra phải gửi lại cậu ngày hôm qua. Cho mình xin lỗi nhé.

d) Cháu cảm ơn bác (chú, cô, dì...). Cháu sẽ cố gắng hơn nữa!

2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn đã cho.

2-1. Gợi ý

Em đọc đoạn văn, đến chỗ trống dừng lại, xét xem: nếu đã đủ ý thì dùng dấu chấm, chưa đủ ý dùng dấu phẩy.

2-2. Thực hành

NẰM MƠ

- Mẹ ơi, đêm qua con nằm mơ. Con bị mất một vật gì đó. Nhưng con chưa kịp nhìn thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ có tìm thấy vật đó không, hở mẹ?

- Ô hay, con nằm mơ thì làm sao mẹ biết được!

- Nhưng lúc mơ, con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.

 

TIẾT 7 

1. Dựa theo mục lục ở cuối sách, ghi tên các bài trong tuần 8.

1-1. Gợi ý

Dựa vào cuốn (sách giáo khoa/ Vở bài tập) “Tiếng Việt 2” tập 1. Em lật phần mục lục ở cuối sách xem các bài tập học ở tuần 8, ghi lại các bài vào từng cột đã cho.

1-2. Thực hành

Phần môn Nội dung Trang
 Tập đọc  Người mẹ hiền  63
 Kể chuyện  Người mẹ hiền  64
 Chính tả

 Tập chép: “Người mẹ hiền”.

 Phân biệt “ao"/“au”; "r"/"d"/“gi”; “uôn"/"uông”

 65
 Tập đọc  Bàn tay dịu dàng  66
 Luyện từ  Từ chỉ hoạt động, trạng thái, dấu phẩy và câu  67
 Tập viết  Chữ hoa: “G”  67
 Tập đọc  Đổi giày  68
 Chính tả  Nghe - viết: Bàn tay dịu dàng.

 Phân biệt “ao"/“au”; "r“/"d"/“gi”; “uôn"/"uông”

 69
 Tập làm văn  mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, kể ngắn theo yêu cầu  69

2. Ghi lời mời, nhờ, đề nghị của em trong những trường hợp sau:

a) Khi em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

b) Khi em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoa của lớp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện...).

c) Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi nhưng em chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ, em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó.

2-1. Gợi ý

Em đọc lại thật kĩ nội dung các trường hợp trên nêu ra, xác định đối tượng, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp để có nội dung, từ ngữ thích hợp thể hiện thái độ ứng xử đúng mực với các trường hợp nêu ra.

2-2. Thực hành

a) Mẹ ơi! Mẹ mua hộ con tấm thiếp thật đẹp đế con chúc mừng cô giáo con nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mẹ nhé.

b) Tôi trân trọng giới thiệu bạn “Quỳnh Hương - giái nhất tiếng hát Hoa phượng đỏ” sẽ gửi đến cô giáo và các bạn bài “Bụi phấn” nhân buổi liên hoan văn nghệ của lớp ta mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

c) Thưa thầy! Em nhờ thầy nhắc lại câu hỏi ạ! Hoặc: Thưa thầy, em chưa rõ câu hỏi, thầy nhắc lại cho em một lần nữa ạ.

 

 

TIẾT 8: TRÒ CHƠI Ô CHỮ

1. Điền vào ô trông theo hàng ngang

1-1. Gợi ý

Em đọc kĩ các dòng đả cho: Tên của sự vật và những gợi ý bằng chữ cái đầu và số lượng các chữ cái tiếp theo, để suy nghĩ xác định đó là từ gì, dùng đế gọi tên sự vật gì là được. 

2. Ghi từ mới xuất hiện ở cột dọc

2-1. Gợi ý

Em chép các chữ cái ở cột dọc lại, đọc lên rồi ghi vào vở bài tập từ mới xuất hiện.

2-2. Thực hành

Đó là từ: PHẨN THƯỞNG

 

TIẾT 9 

Đọc thầm bài “Đôi bạn” sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, trang 75 ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng.

* Thực hành

1. Búp bê làm những việc gì?

    Quét nhà và ca hát.

x  Quét nhà, rửa bát và nấu cơm.

    Rửa bát và học bài.

2. Dế mèn hát để làm gì?

    Hát để luyện giọng.

x  Thấy bạn vất vả, hát để tặng bạn.

    Muốn cho bạn biết mình hát rất hay. 

3. Khi Dế mèn nói, Búp bê đã làm gì?

    Cảm ơn Dế mèn.

    Xin lỗi Dế mèn.

x  Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế mèn.

4. Vì sao Búp bê cảm ơn Dế mèn?

    Vì Dế mèn đã hát tặng Búp bê.

    Vì tiếng hát của Dế mèn giúp Búp bê hết mệt.

x  Vì cả hai lí do trên.

5. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu “Ai là gì?”

    Tôi là Dế mèn.

    Ai hát đấy.

x  Tôi hát đây.

 

TIẾT 10: BÀI LUYỆN TẬP

1. Chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống.

a) (giăng, răng): giăng hàng, cái răng.

(giờ, rờ): rờ rẫm, bây giờ.

b) (mặt, mặc): rửa mặt, mặc áo.

(trước, trượt): trượt ngã, đằng trước.

2. Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về em và trường em.

* Thực hành

Ngôi trường Tiểu học Lý Tự Trọng đôi với em rất gần gũi thân thiết kể từ ngày em bước chân vào lớp Một. Mái trường là nơi chúng em được học tập, được vui chơi thật thoải mái. Ở đó, có cô giáo Bích Liên vừa trẻ vừa đẹp lại dịu dàng, phúc hậu như mẹ của em. Và có bạn Lan, bạn Hương, bạn Hùng, bạn Thắm và nhiều bạn khác nữa. Cứ đến giờ ra chơi, chúng em lại quay quần dưới gốc phượng già chơi trò nhảy dây, đá cầu, banh đũa... Vui lắm, thích lắm! Rồi trống trường điểm nhịp, báo hiệu hết giờ giải lao, chúng em lại vội vàng xếp hàng trước cửa lớp, lần lượt bước vào phồng học. Không khí ở trương lúc nao cũng vui, cũng sôi động. Ước gì sau này lớn lên, em được làm cô giáo như cô Bích Liên, để ở lại với ngôi trường thân yêu này!