Soạn bài Cái trống trường em

Thứ tư , 19/10/2016, 15:02 GMT+7
     

SOẠN BÀI CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng và chuẩn xác những tiêng, từ sau: “trống, trường, cũng, nghỉ, suốt, liền, ngẫm nghĩ, buồn, vắng, lặng, nghiêng, quá, vang”.

2. Hướng dẫn đọc

Đây là bài thơ được sáng tác theo thể 4 tiếng, nhịp thơ đều đặn. Nhìn chung mỗi dòng là một nhịp. Ba khổ thơ đầu, giọng đọc thong thả, âm điệu trầm lắng, tình cảm, giông như một bạn học sinh đang kể, tả về cái trống của trường mình bộc lộ tình cảm thân thiết gắn bó với trông. Đoạn bốn, giọng đọc hồ hởi, phân khởi, thể hiện niềm vui của bạn học sinh khi gặp lại trông sau ba tháng nghỉ hè. 

 

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

- “ngẫm nghĩ”: suy nghĩ đi suy nghĩ lại một điều gì đó thật kĩ và sâu.

- “lặng im”: không phát ra một tiếng động nào cả, im lặng.

- “giá”: đồ dùng thường để treo, gác hay đỡ một vật gì đó.

- “tưng bừng”: ồn ào làm náo động cả chung quanh.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Bạn học sinh xưng hô, trò chuyện như thế nào với cái trống trường?

- Gợi ý: Bạn học sinh xưng hô trò chuyện với trống rất... mật như với một người ................ thân thiết cụ thể qua các từ ngữ: “Buồn không...............”, “Bọn mình...................”

* Câu hỏi 2. Tìm những từ ngữ tả hoạt động, tình cảm của cái trống.

- Gợi ý: Những từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của cái trống, đó là: “nghỉ, ngẫm nghĩ, lặng......................., nghiêng, .................... quá, gọi .................. tưng bừng”.

* Câu hỏi 3. Bài thơ nói lên tình cảm gi của bạn học sinh với ngôi trường?

- Gợi ý: Bài thơ đã nói lên tình cảm... trường,... lớp,... bạn bè,... thầy cô, và tâm trạng hồ hởi, phấn khởi khi nghe tiếng... điểm nhịp vang lên báo hiệu năm học... đã đến.

cai trong truong em soan bai cai trong truong em