Soạn bài Đi chợ

Thứ sáu , 24/03/2017, 09:56 GMT+7
     

SOẠN BÀI TẬP ĐỌC ĐI CHỢ

 

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng các từ ngữ sau đây: “sai, bát, dặn, cháu, vâng, ngay, chạy về, cười, hớt hải, ra đi, nào”.

2. Hướng dẫn đọc

Đây là một văn bản thuộc thể truyện gồm có lời dẫn chuyện, lời các nhân vật. Khi đọc cần phân biệt giọng điệu của các nhân vật. Âm điệu chung của toàn bài là: vui, nhộn, hóm hĩnh, hài hước. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hành động, lời nói ngớ ngẩn của cậu bé làm tăng thêm sự khôi hài của truyện.

 

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

- “tương”: nước chấm, cái và nước lẫn lộn làm từ gạo nếp, hoặc ngô, đậu nành và muôi.

- “mắm”: thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấm.

- “hớt hải”: từ gợi dáng vẻ hoảng sợ, vội vã lộ ra ở nét mặt, bộ dạng.

- “ba chân bốn cẳng”: chạy hết sức nhanh, hết sức vội vã.

2. Tìm hiểu bài

* Câu hỏi 1: Cậu bé đi chợ mua gì?

- Gợi ý: Đọc kĩ 3 câu đầu của truyện tìm xem cậu bé được bà sai đi chợ mua gì?

- Cậu bé được bà sai đi chợ mua “..................”

* Câu hỏi 2: Vì sao gần đến chợ, cậu lại quay về nhà?

- Gợi ý: Gần đến chợ cậu bé quay về nhà vì cậu không biết mua tương ......................., mua mắm ...........................

* Câu hỏi 3: Vì sao bà phì cười khi nghe cậu hỏi ?

- Gợi ý: Bà phì cười vì nghe cậu hỏi cái điều quá buồn ........................ , quá ngớ ngẩn .......................

* Câu hỏi 4: Lần thứ hai cậu quay về hỏi bà điều gì?

- Gợi ý: Lần thứ 2 cậu quay về hỏi bà “đồng ............... đồng nào ................”. 

* Câu hỏi 5: Em hãy thay bà trả lời cho cậu bé.

- Gợi ý: Em có thể thay bà nói với cậu thế này:

“Cháu của bà sao mà khờ thế, cần gì phải phân biệt đồng nào mua tương, đồng nào mua mắm hở cháu. Đồng nào cũng mua được tương, đồng nào cũng mua được mắm đấy cháu ạ!”

Hoặc “Thằng cháu yêu của bà, mày ngốc vừa vừa chứ, sao lại phải phân biệt đồng nào mua tương, đồng nào mua mắm hở cháu?”

di cho soan bai di cho