Soạn bài Người mẹ hiền

Thứ năm , 23/03/2017, 22:21 GMT+7
     

SOẠN BÀI TẬP ĐỌC NGƯỜI MẸ HIỀN

 

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác những tiếng, từ ngữ sau đây: “gánh xiếc, vậy, nén, nổi, trốn, ra, biết, chỗ, lách, nắm, vùng vẫy, sợ quá, toáng, cháu, đau, lùi lại, đỡ, cát, lấm lem, xoa, nghiêm giọng, xin lỗi, tiếp tục”.

2. Hướng dẫn đọc

Bài văn được viết theo thể kể, gồm lời dẫn chuyện và lời của các nhân vật: Minh, Nam bác bảo vệ và cô giáo. Khi đọc cần căn cứ vào nội dung để có giọng đọc thích hợp.

+ Lời dẫn chuyện: đọc thong thả, ngắt, nghỉ đúng các dấu câu nhằm làm rõ ý diễn đạt.

+ Lời các nhân vật: Phải thể hiện rõ trạng thái hoàn cảnh nói của các nhân vật, ngữ điệu phải khác nhau, lúc thầm thì to nhỏ, lúc hỏi han quát tháo, lúc nhỏ nhẹ yêu cầu, lúc nghiêm khắc dạy dỗ, lúc hối lỗi ăn năn. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ mang tính chất hỏi và những từ chỉ hành động, trạng thái của các nhân vật.

 

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

- “thầm thì”: tiếng nói phát ra rất khẽ, không để mọi người chung quanh nghe thấy.

- “gánh xiếc”: một tổ chức nhỏ, gồm những diễn viên xiếc, chuyên đi biểu diễn lưu động nhiều nơi.

- “tò mò”: thích tìm tòi, dò hỏi để biết bất cứ điều gì.

- “lách”: đưa mình qua chỗ chật hẹp một cách khéo léo để lọt qua.

- “vùng vẫy”: vùng manh liên tiếp cho thoát ra khỏi tình trạng bị giữ chặt.

- "lấm lem”: bị dính bẩn nhiều chỗ.

- “thập thò”: từ gợi tả dáng vẻ hiện ra rồi lại lui đi nhiều lần như vậy, có ý e sợ rụt rè.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?

- Gợi ý: Giờ ra chơi, Minh rủ Nam ra ngoài phố xem...............

* Câu hỏi 2. Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?

- Gợi ý: Các bạn ấy ra phố bằng cách: “chui ........................ để ra ngoài”.

* Câu hỏi 3. Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?

- Gợi ý: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đã yêu cầu bác bảo vệ cầm .................... và nhận Nam là .................... Sau đó cô nhẹ nhàng ........................

* Câu hỏi 4. Cô giáo làm gì khi Nam khóc?

- Gợi ý: Khi Nam khóc, cô giáo đã an ủi Nam bằng cách ........................ đầu, vỗ về để bạn ấy yên tâm.

* Câu hỏi 5. Người mẹ hiền trong bài là ai?

- Gợi ý: Người mẹ hiền trong bài là ......................

nguoi me hien soan bai nguoi me hien