Ôn Tập 1 Tiếng Việt Lớp 2 Giữa Kì 2

Thứ ba , 28/03/2017, 09:09 GMT+7
     

 ÔN TẬP 1 TIẾNG VIỆT LỚP 2 GIỮA KÌ 2

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Kể những điều em biết về muông thú.

- Nói xem trong bức ảnh có loại thú gì? thú nuôi ở nhà hay thú hoang dã?

- Kể cho các bạn nghe tên những loài thú dữ mà em biết.

Gợi ý:

Thứ tự các bức ảnh từ trái sang phải:

- Ảnh 1: hổ (cọp) là loài thú hoang dã.

Ảnh 2: ngựa vằn là loài thú hoang dã.

Ảnh 3: sư tử là loài thú hoang dã.

Ảnh 4: sóc là loài thú hoang dã.

- Những loài thú dữ: gấu, lợn rừng, báo gấm. 

 

4. Thảo luận tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi ở đâu?

Một bạn hỏi, một bạn trả lời.

Mĩ Hỏi: Trong câu “Trong vườn trăm hoa khoe sắc thắm”, bộ phận nào trả lời câu hỏi Ở đâu?

Trả lời: Trong vườn.

a) Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

b) Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.

Gợi ý:

Thảo luận tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

Một bạn hỏi, một bạn trả lời.

M: a) Hỏi: Trong câu: “Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực bộ phận nào trả lời câu hỏi Ớ đâu?

Trả lời: Hai bên bờ sông.

b) Hỏi: Trong câu: “Chim đậu trắng xoá trên những cành cây bộ phận nào trả lời câu hỏi Ở đâu?

Trả lời: trên những cành cây.

 

5. Viết vào vở hai câu trong hoạt động 4 và gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

Gợi ý:

a) Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

b) Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.

 

6. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong mỗi câu sau (Một bạn hỏi, một bạn trả lời):

a) Những đêm trăng sảng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

b) Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.

Gợi ý:

a) - Hỏi: Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng khi nào?

- Trả lời: Những đêm trăng sáng.

b) - Hỏi: Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông?

- Trả lời: Mỗi mùa hè tới.

b) Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Trò chơi: Mở rộng vốn từ về bốn mùa.

Mỗi mùa bắt đầu từ tháng nào? và kết thúc vào tháng nào?

- Tìm từ ngữ chỉ tên tháng thuộc mỗi mùa: xuân, hạ, thu, đông rồi ghi vào chỗ trống cho phù hợp (SGK/121).

Gợi ý:

  Từ ngữ chỉ mùa

 Từ ngữ chỉ tên tháng

 a) Mùa xuân

 Tháng một, tháng hai, tháng ba

 b) Mùa hạ

 Tháng tư, tháng năm, tháng sáu

 c) Mùa thu

 Tháng bảy, tháng tám, tháng chín

 d) Mùa đông

 Tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai

 

 

2. Thi Tiếp sức tìm từ chỉ đặc điểm của mỗi mùa (SGK/121)

Gợi ý:

Từ chỉ thời tiết các mùa

Mùa xuân: gió xuân hây hẩy, không khí ấm áp. 

Mùa hạ: nóng bức, oi nồng.

Mùa thu: gió nhẹ, thời tiết mát mẻ.

Mùa đông: hanh khô, se lạnh.  

 

3. Chơi đố: Nói tên mùa.

M: - Một bạn nêu một số loài hoa quen thuộc. (Hoa cúc, ...)

- Các bạn khác nói tên mùa. (Mùa thu)

Gợi ý: hoa sen, hoa phượng, hoa đào.

Gợi ý:

- Hoa mai, hoa đào -> Mùa xuân.

- Hoa phượng vĩ, hoa sứ -> Mùa hạ.

- Hoa cúc, hoa gạo -> Mùa thu.

- Hoa lan, hoa lay ơn -> Mùa đông. 

 

4. Nói và đáp lời cảm ơn.

Một bạn nói lời cảm ơn, bạn kia đáp lời cảm ơn trong mỗi tình huống sau:

Tình huống 1: Bạn đang viết bài thì bút bị hỏng, em cho bạn mượn.

M: - Bạn: Cảm ơn bạn.

- Em: Có gì đâu. Giúp được bạn là mình vui rồi.

Tình huống 2: Em chỉ đường cho một cụ già. (Cụ già cảm ơn em. Em đáp lại).

Tình huống 3: Em trông em bé giúp bác hàng xóm. (Bác hàng xóm cảm ơn em. Em đáp lại).

Gợi ý:

Tình huống 1:

- Không có gì, chuyện nhỏ thôi mà!

Tình huống 2:

- Không có gì đâu cụ ạ! Giúp được cụ là cháu vui lắm.

Tình huống 3:

- Bác đừng bận tâm. Khi nào cần, bác cứ bảo cháu, cháu xin sẵn lòng.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Hỏi cha mẹ: Bây giờ đang là mùa gì? Thời tiết mùa này như thế nào? Em cần phải chuẩn bị như thế nào để giữ gìn sức khỏe trong mùa đó?

Gợi ý:

Bây giờ đang là mùa đông. Thời tiết hanh khô và khá rét. Em cần giữ ấm cơ thể để giữ gìn sức khỏe. Tốì ngủ phải mặt áo ấm, mang tất. Sáng, đi học phải đội mũ và có khăn quàng cổ.

 

2. Kể cho người thân nghe về một mùa và các thứ quả của mua đó mà em yêu thích.

Gợi ý:

Em thích nhất là mùa xuân. Mùa xuân, không khí mát mẻ, chim hót líu lo, muôn hoa khoe sắc. Mùa xuân vào ngày Tết có dưa hấu đỏ chót. Dưa hấu bỏ vào miệng nhai giòn tan, vị ngọt mát mẻ.