Soạn bài Nhắn tin

Thứ sáu , 24/03/2017, 10:01 GMT+7
     

SOẠN BÀI TẬP ĐỌC NHẮN TIN

 

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng và chuẩn xác hai văn bản nhắn tin. Chú ý các tiếng, từ, ngừ sau: tên người nhận tin “Linh”; nội dung tin nhắn: quà sáng, lồng bàn, quét (mẩu tin nhắn 1), “bộ que chuyền, quyển, mượn” (mẩu 1 tin nhắn 2).

2. Hướng dẫn đọc:

Đây là hai văn bản nhắn tin. Khi đọc em cần nắm thông tin chủ yếu, để biết, thực hiện cho đúng những gì mà người nhắn tin thông báo cho mình. Thời gian nhắn tin, nội dung nhắn tin những công việc thực hiện

Đọc to, rõ, biết ngừng nghỉ đúng chỗ, làm tăng thêm tính rõ ràng, rành mạch của các thông tin.

 

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

* Câu hỏi 1: Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?

- Gợi ý: Em xem lại hai mẩu tin để biết người nhắn (chị Nga với bạn Hà). Nhắn tin bằng cách viết vào một tờ giấy dùng để nhắn tin (Loại giấy ở trong bài đọc là loại giấy có bán ở trên thị trường).

* Câu hỏi 2: Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?

- Gợi ý: Em suy nghĩ để tìm xem lí do mà chị Nga và Hà phải nhắn tin.

+ Với chị Nga: Em đọc nội dung nhắn tin sẽ đoán được thời điểm mà chị Nga nhắn tin có thể: “Linh đang ............... chị Nga không tiện đánh thức Linh dậy.

+ Với bạn Hà: Em đọc nội dung nhắn tin sẽ đoán được lí do vì sao Hà phải nhắn tin. (Hà đến nhà Linh nhưng không gặp nên nhắn tin để lại trên giấy).

* Câu hỏi 3: Chị Nga nhắn Linh những gì?

- Gợi ý: Em đọc thầm lại tin nhắn của chị Nga em sẽ biết được những nội dung mà chị Nga nhắn tin cho Linh.

* Câu hỏi 4: Hà nhắn Linh những gì?

- Gợi ý: Em đọc tin nhắn Hà sẽ nắm được những nội dung mà Hà nhắn cho Linh.

* Câu hỏi 5: Tập viết nhắn tin:

Bố mẹ đi làm. Chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học. Hãy viết mấy dòng nhắn lại cho chị biết: em cho cô Phúc mượn xe đạp.

- Gợi ý: “Chị yêu! Không đợi được chị, em phải đi học đây, Em có cho cô Phúc mượn xe đạp”.

Hoặc: “Chị ơi, cô Phúc có việc cần em đã cho cô mượn xe đạp. Em đi học đây”.

nhan tin soan bai nhan tin