Soạn bài nhưng nó phải bằng hai mày
Soạn bài nhưng nó phải bằng hai mày
(Truyện cười)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’.
Tình huống tạo sự gay cấn cho cây chuyện là thầy lí đã đồng thời nhận hối lộ từ hai phía. Do đó mà phát sinh mâu thuẫn giữa thầy lí (người nhận hối lộ) và Cải (người đưa hối lộ nhưng bị thầy xử đánh). Khi bị thầy lí xử phạt một chục roi, Cải đã nhắc nhở thầy lí bằng những hành động chứa ấn ý mà chỉ hai người trong cuộc hiểu với nhau. Anh ta “vội xòe năm ngón tay’’ nhắc thầy mình đã lót năm đồng và “ngước mắt lên nhìn thầy’’ chờ đợi. Cải tin chắc rằng minh đã đưa thầy năm đồng thì tất nhiên mình sẽ được kiện. Thế nhưng, sự việc đã không theo ý của cải. Hành động xử kiện của thầy lí thật bất ngờ, thầy vẫn phạt Cải một chục roi mặc dù Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về phần con mà’’, thầy lí đã giải thích lại bằng “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt’’ (ý nói Ngô đã đút cho thầy mười đồng). Cuối cùng, Cải rơi vào cảnh bi hài, vừa bị mất tiền vừa bị đánh.
Câu 2. Nghệ thuật gây cười qua lời nói cuối truyện của thầy lí.
Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà !’’, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày !’’. Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải’’ nhưng mười đồng là “lẽ phải gấp đôi’’.
Câu 3. Đánhg giá về nhân vật Ngô và Cải
Vì muốn được kiện, cả Ngô và Cải đều đút lót cho thầy lí.
Họ không tin tưởng vào pháp luật, vào công lí mà tin vào đồng tiền bỏ ra để mua lẽ phải. Ở khía cạnh đạo đức, họ là những người đáng trách vì tội hối lộ, song ở khía cạnh xã hội, họ thực chất cũng chỉ là nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở bọn quan tham.