Soạn bài tam đại con gà
Soạn bài tam đại con gà
(Truyện cười)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy’’ qua việc phân tích ba khía cạnh sau :
- “Thầy’’ liên tiếp bị đặt vào tình huống nào ?
- “Thầy’’ đã giải quyết tình huống đó ra sao ?
- Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy’’ đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào ?
Ông thầy “dốt’’, thích nói chữ đã liên tiếp bị đặt vào những tình huống khó xử. Qua đó đã tự bộc lộ sự dốt nát của mình bằng những mâu thuẫn trái tự nhiên :
- Chữ “kê’’ là gà, thầy lại bảo “dủ dỉ là con dù dì’’.
- Dạy học phải bảo học trò đọc to (nhưng vì sợ sai, có người nghe thấy), thầy lại bảo học trò đọc khe khẽ.
- Muốn biết chữ đúng không, thay vì đi hỏi người giỏi, thầy lại đi khấn thổ công xin ba đài âm dương.
- Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai, thầy liên gỡ bó một cách liều lĩnh.
Qua hai tình huống :
+ Bí chữ, học trò hỏi gấp, thầy đáp liều.
+ Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai, thầy gỡ bí một cách liều lĩnh.
Ta thấy, từ đầu đến cuối thầy ra sức giấu dốt. Thầy cố gắng che đậy bản thân “dốt’’ của mình, mặc dù trong suy nghĩ thầy cũng tự ý thức được mình dốt (“Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa’’). Đây chính là mâu thuẫn cơ bản nhất, là yếu tố chính để gây cười (dốt > < dấu dốt). Nhưng càng ra sức che đậy sự dốt nát, sự dốt nát lại càng bị phơi bày.
Cây 2. Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không ?)
Câu chuyện không phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt mà thông qua đó, nó phê phán tật xấu – giấu dốt – có trong một bộ phận nhân dân. Câu chuyện còn ngầm ý khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học – chớ nên giấu dốt vì giấu dốt thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được, hãy mạnh dạn học hỏi, bổ sung những kiến thức mình còn thiếu.