Soạn bài văn bản

Thứ ba , 23/06/2015, 13:49 GMT+7
     

Soạn bài văn bản

I. Gợi ý trả lời câu hỏi

1.

Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm sống.

Văn bản (2) nói đến số phận của người phụ nữ trong chế độ cũ.

Văn bản (3) đề cập đến vấn đề chính trị (lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp).

Số lượng câu của từng văn bản không giống nhau (từ 1 câu đến nhiều câu, nhiều đoạn).

Văn bản (1), (2) có tính nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu nghệ thuật.

Văn bản (3) mang tính chính trị, để đáp ứng cho mục đích chính trị.

2. Vấn đề được triển khai một cách chặt chẽ, thống nhất.

3. Ở văn bản (2) và (3), các câu trong văn bản đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ thể. Đặc biệt ở văn bản (3) còn được tổ chức theo kết cấu ba phần : mở đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.

4. Văn bản (3) có dấu hiệu mở đầu văn bản là nhan đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến’’ và dấu hiệu kết thúc văn bản là thời gian, địa điểm và tên tác giả.

5.

Văn bản (1) nhằm mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống.

Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ để gợi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người đối với họ.

Văn bản (3) nhằm mục đích kêu gọi toàn dân đứng lên chống thực dân Pháp.

 

Mục II.

1. So sánh văn bản (1) với văn bản (2) về các phương diện.

- Lĩnh vực đề cập :

+ Văn bản (1), (2) thuộc lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.

+ Văn bản (3) thuộc lĩnh vực giao tiếp về lĩnh vực chính trị.

- Từ ngữ :

+ Văn bản (1), (2) sử dụng các từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh.

+ Văn bản (3) sử dụng nhiều từ ngữ thuộc chính trị.

- Cách thức thể hiện :

+ Văn bản (1), (2) trình bày vấn đề thông qua những hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng.

+ Văn bản (3) dùng lĩ lẽ và lập luận cứng cỏi chặt chẽ để khẳng định việc đứng lên chống Pháp là một yêu cầu bức thiết.

2. So sánh văn bản (2), (3) với một bài học trong SGK thuộc môn học khác va với một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh, về các phương tiện :

a. Phạm vi sử dụng :

- Văn bản (1), (2) là văn bản nghệ thuật, được dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.

b. Mục đích giao tiếp :

- Văn bản (2) nhằm bộc lộ cảm xúc.

- Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến.

- Văn bản trong SGK nhằm truyền đạt kiến thức khoa học.

- Đơn xin nghỉ học nhằm trình bày nguyện vọng, giấy khai sinh nhằm trình bày thông tin của một cá nhân.

c. Từ ngữ

- Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học.

- Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Kết cấu

- Văn bản (2) có kết cấu là một bài ca dao, thể thơ lục bát.

- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.

- Văn bản trong SGK có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.

- Đơn và giấy khai sinh có kết cấu theo mẫu cụ thể, mang tính quy ước.

II. Luyện tập

Câu 1. Gợi ý

- Chủ đề của đoạn văn : Sự ngờ oan của chàng Trương đối với vợ.

- Sự liên kết giữa các câu : các câu nhất quán về mặt chủ đề, được trình bày theo một trình tự logic, hợp lý.

Câu 2. 

- Về mục đích giao tiếp : Văn bản (a) nhằm cung cấp cho người đọc một ý nghĩa của từ “sen’’. Văn bản (b) có mục đích chính là mượn hình tượng cây sen để ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của con người, dù sống trong môi trường xấu, bản thân vẫn luôn giữ được sự trong sạch, tinh khiết.

- Về từ ngữ : Từ ngữ ở văn bản (a) được sử dụng ở nét nghĩa chính, nghĩa gốc. Còn ở văn bản (b), nhiều từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển, nghĩa hàm ẩn (gần bùn, hôi tanh, mùi bùn).

- Về cách thức biểu hiện : Văn bản (a) thuộc phong cách khoa học ; văn bản (b) thuộc phong cách nghệ thuật.

- Về thể loại : văn bản (a) là văn xuôi ; văn bản (b) được viết theo thể thơ lục bát (văn vần).

Câu 3. Đọc đoạn văn sau và phân tích sự liên kết của các câu.

Gợi ý :

- Về nội dung : các câu trong đoạn này liên kết với nhau về mặt nội dung, đều tập trung kể về việc Tấm được Bụt giúp đỡ để có trang phục đẹp đi dự hội.

- Về hình thức : đoạn văn được trình bày theo thứ tự hợp lý (đào lọ thứ nhất, rồi đến lọ thứ hai, thứ ba…). Các câu liên kết với nhau nhờ phép lặp từ “đào lọ thứ…’’.

soạn bài văn bản văn bản