Kể lại một câu chuyện em đã học (hoặc đã đọc), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian

Chủ nhật , 09/04/2017, 17:42 GMT+7
     

 Tập làm văn lớp 4: Kể lại một câu chuyện em đã học (hoặc đã đọc), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Bài làm

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện. Có chuyện em còn nhớ lờ mờ, có chuyện em đã quên hẳn. Nhưng có chuyện vẫn khắc sâu trong tâm trí khiến em không sao quên được. Trong số đó là câu chuyện “Những con sếu bằng giấy”. Câu chuyện kể rằng:

Tháng 7 năm 1945, cả nước Mỹ vui mừng khi quân đội chế tạo thành công bom nguyên tử. Có một thứ vũ khí lợi hại trong tay, chính phủ Mỹ đã toan tính và dự định đi gây chiến. Thế rồi chỉ hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ cũng đi đến quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki của Nhật Bản hòng làm cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Hai quả bom đã tàn sát và cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người.

nhung con seu bang giay

6 năm sau, nước Nhật lại có thêm hàng trăm nghìn người bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Khi Mỹ ném bom, có một em bé hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Em tên là Xa-da-cô Xa-xa-ki. Thật không may, 10 năm sau em lâm bệnh nặng vi bị nhiễm phóng xạ. Nằm trong bệnh viện, em nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình. Tuy thế, em vẫn lạc quan, ngây thơ tin vào một truyền thuyết. Truyền thuyết đó nói rằng nếu ai bị bệnh mà gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, người đó sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết, khi em mới gấp được 644 con.

Sau khi Xa-da-cô chết, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưỏng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài

khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.

Câu chuyện kết thúc nhưng hình ảnh thương tâm của em bé Xa-da-cô khiến em suy nghĩ mãi. Em mong sao chiến tranh không còn nữa để mọi trẻ em trên thế giới được sống trong nền hòa bình.

Nguyễn Hoàng Hải - Hải Dương

Nhận xé của giáo viên:

1. Những ưu điểm cần học tập.

“Những con sếu bằng giấy” là một câu chuyện nằm trong “Những mẫu chuyện lịch sử thế giới”, đây là câu chuyện rất thương tâm về cái chết của một em nhỏ người Nhật - nạn nhân của chiến tranh và bom nguyên tử. Kể câu chuyện này, Hoàng Hải làm đúng theo các yêu cầu của đề bài: các sự việc trong truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Hải thể hiện khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô khá xúc động. Xa-da-cô không cô đơn, bên em còn có rất nhiều trẻ em trên toàn nước Nhật và toàn thế giới - các em cũng hy vọng niềm tin “ngây thơ’ của Xa-da-cô sẽ biến thành hiện thực. Nhưng hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân không cho điều đó xảy ra. “Những con sếu bằng giấy” có thể không giúp cho Xa-da-cô được sống nhưng đó là biểu tượng của tình đoàn kết, cũa các bạn nhỏ VỚI Xa-da-cô và hơn thế nữa - đó là biểu tượng của khát vọng hoà bình của tất cả trẻ em trên toàn thế giới.

Hoàng Hải đã lựa chọn một câu chuyện rất có ý nghĩa để kể. Lời kể của Hải trong sáng, giản dị, chân thực như câu chuyện em kể vậy.

2. Những hạn chế cẩn rút kinh nghiệm.

- Hải vẫn còn mắc một số lỗi dùng từ.

- Lời kể cần sinh động, hấp dẫn hơn.

3. Bài luyện tập.

1. Em hãy trình bày ngắn gọn các sự việc chính trong câu chuyện “Những con sếu bằng giấy” mà bạn Hải kể theo trình tự thời gian.

2. Giúp bạn chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a) Có câu chuyện em còn nhở lờ mờ, có câu chuyện em đã quên hẳn.

b) Trong số đó là câu chuyện “Những con sếu bằng giấy'.

c) Có một thứ vũ khí lợi hại trong tay, chính phủ Mỹ đã toan tỉnh và dự định đi gây chiến.

3. Viết lại đoạn mở bài cho bài văn trên theo cách hay hơn.

Đứng trước tượng đài đặt tại thành phô Hi-rô-si-ma, em sẽ nói gì với Xa-da- cô. Em hây viết đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện trên, trong đó có sử dụng câu nói đó của em với Xa-da-cô.