Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 4 Cuối Kì 2

Thứ tư , 15/03/2017, 14:25 GMT+7
     

ÔN TẬP 2 TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI KÌ 2

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Chơi trò chơi: Giải ô chữ hàng dọc

a) Hàng ngang là những tiếng còn thiếu trong các câu sau:

1/ Sông có khúc, người có .......... 

2/ Có ........ mới nên khôn

3/ Tiếng .......... bằng mười thang thuốc bổ.

4/ ........ gánh lo đi mà vui sống.

5/ Ai ......... ba họ, ai khó ba đời.

6/ Khổ tận .......... lai.

7/ Thất bại là mẹ .......... công.

b) Viết lại từ tạo được ở hàng dọc: ........

Gợi ý:

a)

 

b) Lạc quan

 

3. Lập bảng thống kê các bài tập đọc theo chủ điểm Tình yêu cuộc sống vào bảng theo mẫu (SGK/98).

Gợi ý:

Chủ điểm Tình yêu cuộc sống.

 Tên bài

 Tác giả

 Thể loại

 Nội dung chính

 Vương quốc vắng nụ cười

 Trần Đức Tiến

 văn xuôi

 Nhờ một chú bé hồn nhiên, ngây thơ, một vương quốc có nguy cơ bị tàn lụi vì vắng nụ cười đã trở lại tươi vui, hạnh phúc.

 Ngắm trăng - Không đề

 Hồ Chí Minh

 thơ

 Tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác được bộc lộ rõ nét qua hai bài thơ.

 Con chim chiền chiện

 Huy Cận

 thơ

 Con chim chiền chiện bay lượn, ca hát giữa bầu trời cao rộng, nêu bật cuộc sống ấm no, hạnh phúc và thanh bình, từ đó, gieo vào lòng người cảm giác yêu đời, yêu người.

 Tiếng cười là liều thuốc bổ

 Báo Giáo dục và Thời đại

 văn xuôi

 Tiếng cười giúp con người khoẻ mạnh và sống lâu.

 Ăn “mầm đá”

 Truyện Dân gian Việt Nam

 văn xuôi

 Ca ngợi Trạnh Quỳnh thông minh, khéo léo trong việc vừa làm chúa hài lòng vừa răn chúa.

 

4. Đọc truyện “Có một lần” (SGK/99)

5. Tìm trong bài đọc trên và chép vào bảng nhóm:

Một câu hỏi.

Một câu kể.

Một câu cảm.

Một câu khiến.

Gợi ý:

- Răng em đau, phải không?

- Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lăng.

- Ôi, răng đau quá!

- Em về nhà đi! 

 

6. a) Tìm trong bài Có một lần một câu có trạng ngữ chỉ thời gian, một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn và viết vào vở.

b) Gạch dưới trạng ngữ mỗi câu em tìm được.

Gợi ý:

a, b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Có môt lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm, thích thú về trò nghịch ngợm của mình.