Soạn bài Có chí thì nên

Thứ bảy , 11/03/2017, 16:26 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI CÓ CHÍ THÌ NÊN

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/3)

- Tranh vẽ những gì?

- Em có suy nghĩ gì về nhừng hình ảnh trong tranh?

- Bức tranh muốn nói gì với chúng ta?

Gợi ý:

- Tranh vẽ ông thầy đồ đang dạy cho trẻ nhỏ, cậu bé chăn trâu đang mải mê học, các bạn nhỏ đội mưa đi học, hai bạn đang chế tạo người máy, bạn nữ đang sử dụng vi tính, một bạn mặc đồ tốt nghiệp đang vẫy tay chào.

- Những hình ảnh trong tranh cho thấy mọi người không ngừng học tập để hoàn thiện mình.

- Hãy cố gắng vượt qua khó khăn, không ngừng học tập vươn lên. Có chí thì nên: 

 

5. Cùng nhau tìm hiểu bài đọc:

1) Dựa vào nội dung bài dọc, chọn những ý thể hiện sự thông minh của Nguyền Hiền.

- Lúc còn bé, rất ham thả diều

- Lên sáu tuổi đã theo học ông thầy trong làng

- Học đến đâu hiểu ngay đến đó

- Có trí nhớ lạ thường

- Có hôm học thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời gian để chơi diều

2) Hỏi - đáp:

a) Nguyền Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

b) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?

c) Truyện Ông Trạng thả diều muốn nói với chúng ta điều gì?

d) Thảo luận đế trả lời câu hỏi: Thành ngừ hoặc tục ngừ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Ông Trạng thả diều?

- Tuổi trẻ tài cao

- Có chí thì nên

- Công thành danh toại

Gợi ý:

1) Ý thứ ba, thứ tư và thứ năm

2) a. Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó

Nhà quá nghèo nên ban ngày, ông vừa chăn trâu vừa đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ dù mưa gió thế nào cũng thế. Tối đến, ông chờ bạn thuộc bài mới mượn vở về học. Ông lấy lưng trâu, nền cát làm sách, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.

Mỗi kì thi, ông làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

b. Chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” vì ông đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, tuổi còn bé, còn ham thích chơi diều.

c. Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chúng ta cô gắng vượt qua sẽ thực hiện được những điều mình muốn.

d. Có chí thì nên.

 

6. Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi: Các từ in đậm trong mỗi câu bổ sung ý nghĩa cho động từ nào?

a) Chủ nhật, em sẽ về thăm ông bà

b) Rặng đào đã trút hết lá

c) Mẹ em đang nấu cơm

Gợi ý:

a) Sẽ bổ sung cho động từ về

b) Đã bổ sung cho động từ trút

c) đang bổ sung cho động từ nấu 

 

7. Chọn từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B

Đáp án: a - 3; b - 1; c - 2 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Chọn từ trong ngoặc đơn {đã, đang, sắp, sẽ) để điền vào mỗi ô trống cho thích hợp:

ANH CHÀNG NHÀ GIÀU VÀ CƠN DÔNG

Một anh chàng nhà giàu đi thuyền qua sông cùng nhiều người khác. Ra giữa sông, một cơn dông bỗng ập đến. Thuyền chòng chành .... (1) lật. Trong lúc mọi người ... (2) cuống quýt hạ buồm, ra sức chèo chông để đưa thuyền vào bờ thì anh chàng nhà giàu chỉ biết chắp tay cầu xin thần linh đến cứu mình và hứa .... (3) dâng lễ vật rất hậu. Khi thuyền ... (4) vào được bờ, mọi người khuyên anh ta:

- Đừng trông chờ vào những điều viển vông. Phải tự cứu mình trước khi đợi thần đến cứu.

(Theo Ngụ ngôn thế giới chọn lọc)

Ghi vào vở theo mẫu: (1) - sắp

Gợi ý:

(1) - sắp; (2) - đang; (3) - sẽ; (4) - đã 

 

3. Điền chữ hoặc đặt dấu thanh (chọn a hoặc b):

a) Điền vào chỗ trống s hay x?

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối ...ang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ ...íu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi - chạm vào ...ức nóng

Mạch đất ta dồi dào ...ức ...ống

Nên nhành cây cũng thắp ...áng quê hương.

(Phạm Tiến Duật)

b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

ÔNG TRẠNG NỒI

Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ồng đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.

Hàn vi: nghèo và không có địa vị gì.

Gợi ý:

a) sang, xíu, sức, sức sống, sáng

b) nổi, đỗ, thưởng, đỗi, chỉ, nhỏ, thuở, phải, hỏi, của, bừa, để, đỗ. 

 

4. Thi chọn nhanh thẻ chữ viết đúng chính tả 

Gơi ý:

a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

b) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể

c) Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.

co chi thi nen