Soạn bài Thương người, người thương

Thứ sáu , 10/03/2017, 08:58 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI THƯƠNG NGƯỜI, NGƯỜI THƯƠNG 

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/10):

a) Những người trong tranh đang làm gì?

b) Đoán xem bạn nhỏ có quan hệ như thế nào với người ốm.

Gợi ý:

a) Những người trong tranh đang chăm sóc, thăm hỏi người bị ốm.

b) Bạn nhỏ là con của người ốm. 

 

5. Thảo luận để trả lời các câu hỏi:

1) Bốn câu thơ sau cho em biết những điều gì?

Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.

(Em chọn ba ý đúng để trả lời:

- Mẹ ốm, phải nằm nghỉ không làm được việc gì nữa.

- Nhiều người chăm sóc mẹ.

- Hằng ngày, mẹ vẫn thích ăn trầu, đọc Truyện Kiều và làm việc đồng áng.

- Lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn như đều buồn vì mẹ ốm.)

2) Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thế hiện qua những câu thơ nào? (Đọc khổ thơ thứ ba).

Gợi ý:

1) Ý thứ nhất, thứ ba, thứ tư

2) Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng được thể hiện qua những câu thơ:

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. 

 

6. Nối từng ở cột A với ô nêu nội dung ở cột B.

Gợi ý: a - 2; b - 3; c - 4; d - 1

 

9. Tìm hiểu “Thế nào là kể chuyện?”.

Dựa vào câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể, thảo luận và trả lời câu hỏi:

1) Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể có những nhân vật nào?

2) Cần sắp xếp các sự việc sau theo thứ tự nào cho đúng trình tự của câu chuyện?

a) Cảnh lũ lụt dữ dội trong đêm lễ hội

b) Bà cụ ăn xin dặn dò lúc chia tay.

c) Giải thích nguồn gốc hồ Ba Bể và gò Bà Góa

d) Hoàn cảnh đáng thương của bà cụ ăn xin

e) Hai mẹ con bà góa giúp đỡ bà cụ ăn xin.

g) Mẹ con bà góa thoát nạn và cứu mọi người.

Các sự việc được sắp xếp:

(Em viết vào vở thứ tự các sự việc được sắp xếp đúng theo mẫu. M: 1 - d, ...)

3) Câu chuyện nhằm nói lên điều gì?

4) Thế nào là kể chuyện?

Gợi ý:

1) Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể có những nhân vật: bà cụ ăn xin, hai mẹ con bà góa, con giao long, những người đi hội.

2) 1 - d; 2 - e; 3 - b; 4 - a; 5 - g; 6 - c

3) Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng; đồng thời câu chuyện còn giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.

4) Phần ghi nhớ. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể.

Mồi bức tranh sau minh họa cho một sự việc của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi dưới tranh, mỗi bạn kể lại một đoạn câu chuyện.

Tranh 1: Bà cụ ăn xin đáng thương như thế nào?

Tranh 2: Hai mẹ con bà góa đã giúp đỡ bà cụ ăn xin ra sao?

Tranh 3: Lúc ra đi, bà cụ ăn xin nói gì với hai mẹ con?

Tranh 4: Chuyện gi xảy ra trong đêm lễ hội?

Tranh 5: Hai mẹ con làm gì để cứu mọi người?

Tranh 6: Hồ Ba Bể và gò Bà Góa được hình thành như thế nào?

Gợi ý:

Tranh 1: Bà cụ ăn xin thân thể gầy còm, người lở loét, thều thào van xin, giơ nón ra bốn phía mà không ai cho.

Tranh 2: Hai mẹ con bà góa thương tình, đưa bà về nhà cho ăn rồi mời nghỉ lại.

Tranh 3: Bà cụ báo rằng sắp có lụt lớn rồi cho hai mẹ con gói tro dể tránh nạn và hai vỏ trấu để cứu người.

Tranh 4: Trong đèm lễ hội, một cột nước từ đất phun lèn ngày càng mạnh, đất xung quanh lở dần. Một tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người và vật đều chìm trong biển nước.

Tranh 5: Hai mẹ con đặt vỏ trấu xuống nước, chúng thành hai chiếc thuyền cho hai mẹ con vớt người bị nạn.

Tranh 6: Chỗ đất sụt thành hồ Ba Bể và cái nền nhà của hai mẹ con thành gò Bà Góa. 

 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Em đã làm gì khi người thân bị ốm?

Gợi ý:

Khi người thân bị ốm, em mời bác sĩ về khám và chừa bệnh. Em dùng khăn ấm chườm mát và lấy thuốc cho người thân uống.

thuong nguoi nguoi thuong