Soạn bài tuyên ngôn độc lập

Thứ bảy , 08/08/2015, 22:22 GMT+7
     

Soạn bài tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

I. Tác giả

1. Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) là người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỉ XX. Sự nghiệp chính của Người là hi sinh phấn đấu cho độc lập tự do và cơm áo hòa bình của nhân dân ta. Người đã lấy văn thơ làm vũ khí chiến đấu sắc bén. Thông minh bẩm sinh, giàu tâm hồn nghệ sĩ, Người đã trở thành một cây bút chân chính kiểu mẫu, một nhà thơ lỗi lạc của đất nước.

Hồ Chí Minh là một cây bút đa phong cách, thể hiện một cốt cách cổ điển và những sáng tạo hiện đại. Văn thơ Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, đôc đáo, viết bằng ba thứ ngôn ngữ là tiếng Pháp, chữ Hán và tiếng Việt.

Những năm XX của thế kỉ trước, Nguyễn Ái Quốc viết Bản án chế độc thực dân Pháp và nhiều truyện, kí như Vi hành, Lời than văn của bà Trưng Trắc… Tính tư liệu phong phú, châm biếm hóm hỉnh ở nhiều truyện kí. Thơ tiếng Việt, phần lớn là lục bát, thất ngôn, hay nhất là những bài thơ Chúc tết, Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy… Các bài thơ tuyên truyền, giản dị mộc mạc, gần gũi với ca dao, tiêu biểu là các loại bài Ca sợi chỉ, Hòn đá, Con cáo và tổ ong…

Thơ chữ Hán có Ngục trung nhật kí và trên 30 bài thơ khác viết từ năm 1942 đến ngày Người qua đời, Vọng nguyệt, Văn cánh, Báo tiệp… là những bài thơ tuyệt bút, đậm đà vị Đường thi.

Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… tiêu biểu cho phong cách chính luận của Hồ Chí Minh: sắc bén, đanh thép, hùng hồn.

2. Quan điểm sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà thơ, nhà văn mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm. Người đã viết nhiều áng văn chính luận hào hùng, những truyện ngắn đặc sắc và hàng trăm bài thơ hay. Người đã có ý thức và am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu diễn. Điều đó trước hết được biểu hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác văn chương của Người.

Là nhà cách mạng vĩ đại lại rất yêu văn nghệ, Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người đã xác định vị trí và vai trò lớn của nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển xã hội. Tinh thần đó đã được Người nói lên trong bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”.

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Chất thép ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca. Quan điểm của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. Trong bức thư gửi các họa sĩ trong dịp triển lãm hội họa toàn quốc 1951, một lần nữa, Người khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương, mỗi người khi cầm bút cần xác định rõ: Viết cho ai? (Đối tượng), Viết để làm gì? (Mục đích), Viết cái gì? (Nội dung) và Viết như thế nào? (Hình thức). Như vậy, đối tượng và mục đích quy định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người viết có xử lí đúng các mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện, giữa phổ cập và nâng cao, giữa nội dung và hình thức thì mới phát huy được hiệu quả của hoạt động văn học. Các khía cạnh trên cũng liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.

Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Phát biểu trong buổi khai mạc phòng triển lãm hội hoa trong năm đầu tiên sau cách mạng. Người uốn năm một hướng đi: “Chất mơ mộng nhiều qusa, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “người tốt, việc tốt”, uốn nắn và phê bình cái xấu. TÍnh chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa và nay.

Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được cái tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích.

II. Tác phẩm (tuần 3)

soạn bài tuyên ngôn độc lập tuyên ngôn độc lập hồ chí minh