Tả cái trống trường em

Chủ nhật , 09/04/2017, 21:39 GMT+7
     

 Tập làm văn lớp 4: Em hãy tả lại cái trống trường em.

Bài làm

Cái trống có mặt ở ngồi trường em học không biết đã bao năm rồi. Cô giáo chủ nhiệm em bảo ít nhất cũng mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt.

Trống cao gần bằng cậu học trò lớp 4. Trống khum khum hình bẩu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.

ta cai trong

Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín, màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nổi tráng bánh cuốn của bà Hai cặnh nhà em.

Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.

Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau, lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc dùi trống dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và toả vào không trung những âm thanh kì lạ: Tùng! Tùng! Tùng!...

Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: lúc khai giảng, phút bắt đầu của mỗi tiết học, giờ ra chơi, giờ kết thúc buổi học và lúc bế giảng. Những khi đi học trễ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hối hả. Ngược lại, đôi khi đang chạy nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng niên học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.

Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em sẽ lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỉ niệm.

Đinh Thị Ngọc Nhung - Thành phố Hổ Chí Minh

Nhận xét của giáo viên:

1. Những ưu điểm cần học tập

- Bài văn có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lý.

Hình dáng cái trống được Ngọc Nhung miêu tả rất cụ thể và sáng tạo, thể hiện sự quan sát tỉ mỉ và trí tưởng tượng phong phú: “khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to”] mặt trống “nhãn thín... nhìn tựa như bề mặt nổi tráng bánh cuốn”] “bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trong”] bụng trống “phình to ở giữa... Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau, lớn bằng ngón tay cái...

- Bạn miêu tả âm thanh của trống rất ngắn gọn, súc tích. Đặc biệt, Nhung đã thể hiện được những cảm xúc hết sức chân thực khỉ nghe tiếng trống trường. Đó không chỉ là cảm xúc của bạn mà đó chính là cảm xúc của tất cả những ai đã và đang ngồi trên ghế nhà trường: có vui mừng hả hê, có tiếc nuối, có xao xuyến, bâng khuâng, có sự buồn vui lẫn lộn

Ngôn ngữ miêu tả trong bài văn trong sáng, giản dị, mộc mạc nhưng vẫn chan chứa tình cảm và có sức gợi tả cao.

2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm

- Trong bài văn, bạn còn mắc lỗi dùng từ.

Bài luyện tập:

1. Em hãy thay từ “bập bùng” trong câu văn sau bằng từ ngữ khác cho phù hợp hơn:

Mai đây, chúng em sẽ lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỉ niệm.

2. Viết một đoạn văn tả hình dáng hoặc âm thanh của cái trống trường em.

ta cai trong ta cai trong truong em